Bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Bệnh tiểu đường có thể tiềm ẩn trong cơ thể nếu như chúng ta không duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡngphù hợp. Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thuộc các dạng dưới đây:
Người béo phì
Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo 80 cm và đàn ông có vòng bụng 90 cm có nguy cơ bị tiểu đường thể 2 tăng cao. Điều đó có nghĩa là những ai có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 “quá khổ” hoặc có tạng người hình “trái táo” có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như mông hoặc đùi. Nguyên nhân là vì lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh.
Nếu bạn có mức lipid trong máu cao, hãy cẩn thận với bệnh tiểu đường, bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường có khả năng chuyển hóa chất béo thấp hơn nhiều so với người bình thường.
Vì số lượng insulin thụ thể trên màng tế bào bị giảm sút; chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng bị suy giảm; những thụ thể sau khi được insulin kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào lại bị tổn thương; số lượng phân tử vận chuyển glucose giảm; chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm… Với những nguyên nhân như trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng glucose trong máu vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.
Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy đái tháo đường xuất hiện.
Tăng lipid máu là một trong 3 bệnh mãn tính đáng sợ nhất hiện nay, gọi chung là “tam cao” (tiểu đường, mỡ máu, huyết áp). Căn bệnh này chủ yếu là do hàm lượng chất béo “xấu” trong máu quá cao so với bình thường trải qua quá trình dài hấp thụ lượng dầu mỡ cao thông qua thói quen ăn uống.
Với người mới bước vào thời kỳ phát béo phì chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng do sự đề kháng insulin tăng lên dần dần làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút.
Từ đó, tuyến tụy phải hoạt động quá sức để sản sinh ra insulin tuy nhiên vẫn không đủ để cơ thể thực hiện duy trì chuyển hóa đường trong máu theo bình thường. Vì vậy, bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện.
Cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp sẽ cản trở luồng máu lưu thông đến thận, làm các biến chứng của bệnh tiểu đường diễn ra nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu (diuretics) có kèm tác dụng phụ là tăng mức glucose huyết trong cơ thể.
Theo thống kê của tổ chức Blood Pressure UK trên số người cao huyết áp thì biến chứng đạt ước tính 25% sẽ bị đái tháo đường tuyp 1 và 80% sẽ bịđái tháo đường typ 2. Với nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) cho thấy khoảng 60% người bị tiểu đường được chẩn đoán cao huyết áp hoặc đang điều trị cao huyết áp
Rối loại lipid máu
Lipid máu hay còn được gọi là mỡ máu, là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Trong lipid máu thì cholesterol chiếm giữ vai trò quan trọng nhất và có trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Cholesterol được chia thành 02 loại là: tốt và xấu.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường thì khả năng chuyển hóa chất béo thấp hơn nhiều so với người bình thường. Từ đó chất lượng cholesterol xấu trong máu quá cao dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về tim mạch cần phải đặc biệt chú ý.
Gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường
Đối với các bậc cha mẹ từng bị tiểu đường tuýp 2 hoặc phụ nữ đang bị tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ con ruột được di truyền cao gấp 1,5 lần. Chính vì vậy, việc duy trì lối sống lành mạnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mầm bệnh.
Ngoài ra, để giảm thiểu sự lo lắng nên đến các bệnh viện uy tín để khám sức khỏe và nhận được tư vấn kịp thời.
Người có lối sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng bất thường
Với thực trạng bệnh tiểu đường ngày càng được trẻ hóa thì việc duy trì lối sống không lành mạnh, một chế độ ăn uống bất hợp lý sẽ là nguồn căn cho nhiều mầm bệnh nguy hiểm không riêng gì tiểu đường.
Một số lối sống điển hình như lười vận động cơ thể, stress kéo dài, sử dụng thường xuyên thức ăn nhanh, các loại nước ngọt có gas, bia, trái cây sấy khô, bánh kẹo,…
Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy kiểm tra mức đường huyết thường xuyên về sau vì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 cao hơn. Phụ nữ cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách kiểm soát cân nặng , ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động .
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra khi cơ thể phụ nữ có quá nhiều hormon sinh dục nam và không đủ hormon sinh dục nữ. Phụ nữ mắc hội chứng này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 cao hơn. Khi mắc hội chứng này cơ thể phụ nữ sẽ phản ứng kháng insulin, dẫn đến insulin không thể hoạt động để chuyển hóa đường.
Người mắc hội chứng chuyển hóa (hội chứng kháng insulin) hoặc mắc những căn bệnh ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Đa số các trường hợp mắc bệnh này là do các bệnh phát sinh dựa trên sự chuyển hóa bất thường của các chất khác nhau (đường, chất béo, protein), bao gồm trọng lượng cơ thể tăng cao, huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao, axit uric cao, độ nhớt của máu cao, tăng insulin máu, microalbumin niệu, gan nhiễm mỡ.
Các đối tượng khác
Người trong tinh trạng tiền tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng chưa phải ở cấp độ bị tiểu đường.
Những người có lượng đường trong máu cao hoặc dương tính với lượng nước tiểu tăng sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
Những phụ nữ từng sinh đẻ mà đứa trẻ khi sinh ra có trọng lượng trên 4kg cũng là nhóm người có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Nếu bạn có nhiều hơn 2 vấn đề trong số những chứng bệnh vừa kể này, thì hãy thận trọng vì bạn cũng là một trong những người thuộc nhóm dễ bị bệnh tiểu đường tấn công.
Người trong tình trạng stress kéo dài, lo âu,…
Người mắc bệnh gan khi không được điều trị khỏi hẵn sẽ có nguy cơ làm tổn thương nhu mô gan, kéo theo rối loạn quá trình biến dưỡng chất đường và chất béo lâu ngày dẫn tới hình thành bệnh tiểu đường và tăng mỡ trog máu.
Một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường cho người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, cần phải đi khám ngay. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nói về các triệu chứng bạn gặp phải, gia đình bạn đã có ai mắc bệnh tiểu đường, các loại thuốc đã uống và các dị ứng bạn gặp phải. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ sẽ quyết định làm cho bạn một số xét nghiệm. Có một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường:
- A1C: Xét nghiệm này cho thấy mức đường huyết của bạn trung bình trong 2 hoặc 3 tháng qua. Điều này không yêu cầu bạn phải nhịn ăn hay uống bất cứ thứ gì.
- Đường huyết lúc đói (FPG): Bạn sẽ cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thử nghiệm này.
- Dung nạp glucose đường uống (OGTT): Thử nghiệm này mất từ 2 đến 3 giờ. Mức đường huyết của bạn được kiểm tra ban đầu và sau đó lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi uống một loại đồ uống ngọt cụ thể.
- Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn.
Và nếu như bạn gặp phải những vấn đề sau thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng lớn:
Khuyến nghị giải pháp cho người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Người có nguy cơ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế đường và chất béo bảo hòa trong chế độ ăn uống
Đường, đồ uống nhân tạo, thực phẩm chế biến sẵn là kẻ thù của sức khỏe. Những thực phẩm này không chỉ khiến bạn béo phì mà còn cản trở insulin hoạt động.
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên luyện tập thể dục thể thao
Bạn chỉ có thể kiểm soát bệnh nếu từ bỏ lối sống lười vận động, thay vào đó là tập luyện hàng ngày. Cố gắng luyện tập trong 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn
Hãy bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như hoa quả và rau củ, thịt gà,… Trên thực tế, chất xơ trong thực phẩm có thể làm chậm quá trình giải phóng glucose khỏi thực phẩm.
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên theo dõi đường huyết
Bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, đặc biệt khi đói. Tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra định kỳ.
Phụ nữ có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách giữ cân nặng, chế độ ăn hợp lý và tăng vận động. Kết lại, dù bạn có yếu tố nguy cơ hay không, nếu bạn lớn hơn 40 tuổi, nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh khác đều tăng. Quan trọng là bạn kiểm tra, đánh giá sức khỏe cá nhân và giữ cho bản thân một lối sống lành mạnh, tăng hoạt động thể lực, có thói quen ăn uống điều độ, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên.