Theo nghiên cứu, có ít nhất 3 nhóm khác nhau trong cây khổ qua rừng đã được xác định gồm hỗn hợp Saponine steroidal như Charantin, Insulin, và Alkaloid. Trong trái khổ qua rừng chứa Pectine hòa tan và Galacturonic acid, không có acid Pectique tự do. Sự hiện diện của Alcaloid không xác định và 5 Hydroxytryptamine cũng đã được ghi nhận. Các P-Insulin (Polypeptide-P) ly trích từ trái khổ qua dưới dạng tinh thể cũng đã được thí nghiệm kiểm chứng.
Khổ qua rừng là một loại rau quả được sử dụng để chế biến món ăn tương đối phổ biến tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài cây này có tác dụng tích cực đến một số người mắc bệnh tiểu đường.
Trái khổ qua rừng chín đã được chứng minh có những hiệu quả đáng chú ý chống lại ung thư, bệnh bạch cầu. Ngoài ra, Vitamin C, Vitamin B1 và các hoạt chất Beta-carotene, Phosphor, Adenine… trong khổ qua rừng có tác dụng chống các nguyên nhân gây lão hoá và phát sinh các bệnh tim mạch, giảm Cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, chống rối loạn Lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu.
Thành phần Protein và lượng Vitamin C dồi dào trong khổ qua rừng có công năng miễn dịch cao, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, do đó có thể coi là thực phẩm có thể điều trị trong bệnh ung thư. Các nhà khoa học còn cho rằng có thể chiết xuất từ trong quả khổ qua rừng ra được 3 loại protein có thể tiêu diệt được virus gây bệnh AIDS.
Trong tác phẩm y học cổ “Tùy tức Cư ẩm thực phổ” của Trung Quốc có ghi trái khổ qua rừng khi còn xanh thì đắng, hàn, trừ được nhiệt, làm sáng mắt, thanh tâm, có thể làm tương, có thể ướp muối. Khi còn tươi thì đem xào với thịt ăn, khi chín thì màu đỏ, có tác dụng dưỡng huyết, tư âm, bổ tỳ, bổ thận. Ăn khổ qua rừng tăng thêm cảm giác thèm ăn, nâng cao tinh thần, thanh trừ được nóng bức...
Đem giã khổ qua rừng tươi vắt lấy nước, pha vào nước sôi uống có thể chữa được bệnh kiết lỵ. Đem thái nhỏ ruột khổ qua, nấu lên ăn có thể trừ phiền, tiêu khát. Khổ qua rừng đem sắc với 6g mộc tặc (Cỏ tháp bút), 15g hạ khô thảo để uống, có thể chữa được bệnh can hỏa thượng viêm (biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt, đau mắt, chảy máu mũi...).
Đem khổ qua rừng sấy (phơi) khô rồi nghiền thành bột, pha với nước sôi uống, có thể chữa được bệnh đau mắt, đau vị khí. Khổ qua rừng thái mỏng phơi khô pha với chè xanh uống có thể chữa sốt do trúng nắng, trúng nóng, tiểu tiện bất lợi. Những người bị viêm gan, tiểu đường thường xuyên ăn khổ qua rừng cũng rất tốt.
Lưu ý khi sử dụng:
Theo đông y khổ qua rừng có tính hàn nên phụ nữ có thai không nên dùng. Nước ép khổ qua rừng nên sử dụng với liều vừa phải, liều quá cao có thể gây đau bụng hay tiêu chảy. Trẻ em hay những người bị chứng đường máu thấp cũng không nên dùng nước ép khổ qua rừng. Ngoài ra, những người bị tiểu đường đang dùng thuốc Hypoglycemie (như Chlorpropamide, Glibenclamide hay Phenformin) khi dùng phải được sự giám sát của bác sỹ nếu không có thể làm tăng hiệu ứng của thuốc đưa đến hạ đường máu nặng.
Tổng hợp từ Internet