Khổ qua rừng là một loại cây mọc hoang tự nhiên trên khắp các vùng núi nước ta. Cây khổ qua rừng có lá, dây và quả đều nhỏ và có vị đắng hơn nhiều lần so với khổ qua nhà. Những bộ phận của cây khổ qua rừng được sử dụng nhiều nhất đó là lá và quả, lá khổ qua rừng không chỉ được sử dụng làm thực phẩm mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sử dụng lá khổ qua rừng làm thực phẩm
Khổ qua rừng vốn được biết đến là một đặc sản tự nhiên ngon và an toàn, người ta thường sử dụng lá và quả của cây khổ qua rừng để chế biến nhiều món ăn. Lá khổ qua rừng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ, mất như: xào, luộc, ăn sống, nấu canh với thịt ba chỉ. Cách làm món canh lá khổ qua rừng với thịt ba chỉ: hái lá non về rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt ba chỉ rửa sạch, thái mỏng, băm nhỏ. Sau đó bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, phi hành băm cho thơm, cho thịt ba chỉ đã băm nhỏ tao chín, cho nược vào nồi thịt vừa tao với lượng vừa ăn, nêm nếm gia vị vừ ăn chờ cho nước thật sôi. Khi nước đã sôi cho lá khổ khoa đã cắt nhỏ vào nồi, chờ sôi lại, tắt bếp là có ngay món canh khổ khoa rừng thịt ba chỉ thơm ngon, bổ dưỡng.
Công dụng đối với sức khỏe của lá khổ qua rừng
Không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà khổ khoa rừng còn rất có lợi cho sức khỏe. Trong thân, quả và lá khổ qua rừng có chứa các hoạt tính sinh học như cucurbitacin, momordicin, một số chất glycosides, và hợp chất terpenoid. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hợp chất momordicin có trong lá của cây khổ qua rừng có khả năng chống lại virusherpes simplex. Nước được sắc từ thân, lá cây khổ qua rừng có khả năng đẩy lùi quá trình lão hóa tế bào, có tác dụng như là insulin giúp ổn định đường huyết.
Dây và lá khổ qua rừng khô có chứa nhiều chất có tác động lên lượng đường glucose, insulin. Sử dụng khổ qua rừng thường xuyên giúp kích thích hoạt động tiết insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở gan tiết glucose, giảm lượng đường có trong máu, rất tốt cho người tiểu đường. Các hợp chất khác trong khổ qua rừng có khả năng điều hòa sự hấp thu glucose. Lá khổ qua rừng cũng chứa lectin có tác dộng giống như insulin có khả năng làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách tác động lên các mô ngoại vi tương tự như tác dụng của insulin trong não giúp ức chế sự thèm ăn. Từ đó có tác dụng hạ đường huyết sau các bữa ăn. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở viện nghiên cứu y khoa Garvan (Úc) cho thấy chất charatin, polypeptid-p và vicine trong dây khổ qua có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường.
Trà khổ qua rừng giúp kiểm soát đường huyết hiểu quả cho người tiểu đường tuýp 2
Sử dụng trà khổ qua rừng hằng ngày là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cho người tiểu đường tuýp 2 vô cùng hiệu quả và an toàn
Nguồn Internet.