Thỉnh thoảng trên Internet bạn vẫn thấy một số bài viết cố ý gây nhầm lẫn giữa dây cứt quạ (Gymnopetalum integrifolium) với khổ qua rừng (Momordica charantia) mặc dù cùng Họ bầu bí (Cucurbitaceae) nhưng đây là hai loài cây khác nhau hoàn toàn cả hình hình dáng sinh học lẫn công dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu về hai loài này nhé.
HỌ BẦU BÍ CUCURBITACEAE LÀ GÌ?
Họ Bầu bí là một họ thực vật thân thảo bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng. Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, mặc dù có lẽ không quan trọng như họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae) hay họ Cà (Solanaceae).
Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và sặc sỡ. Phần lớn các loài trong họ rất dễ bị tổn thương trước ấu trùng của một số loài nhậy.
PHÂN LOẠI
Họ Bầu bí (Danh pháp khoa học: Cucurbitaceae) phân ra khoảng 15 tông với hơn 90 chi, 950 loài. Các tông bao gồm: Gomphogyneae (6 chi, 56 loài), Triceratieae (5 chi, 24 loài), Zanonieae (4 chi, 11-13 loài), Actinostemmateae (1 chi, 3 loài), Indofevilleeae (1 chi, 1 loài), Thladiantheae (2 chi, 35 loài), Siraitieae (1 chi, 3-4 loài), Momordiceae (1 chi, 60 loài), Joliffieae (3 chi, 10 loài), Bryonieae (3 chi, 15 loài), Schizopeponeae (2 chi, 9-11 loài), Sicyoeae (12-17 chi, 264-266 loài), Coniandreae (19 chi, 147-156 loài), Benincaseae (24 chi, 204-214 loài), Cucurbiteae (11 chi, 100-110 loài).
Khổ qua rừng thuộc tông Momordiceae, trong khi dây cứt quạ là Sicyoeae có tài liệu ghi là tông Benincaseae vì việc phân loại loài này tương đối phức tạp do hình thái của các loài trong chi này biến đổi hình dạng ở các vùng sinh thái khác nhau.
CÁCH PHÂN BIỆT
Ở Việt Nam, dây cứt quạ và khổ qua rừng chỉ cần nhìn qua là có thể phân biệt ngay. Dây cứt quạ lá có hình dạng gần giống lá mướp trong khi khổ qua rừng lá có thùy sâu đến tận cuống. Hoa khổ qua rừng màu vàng trong khi hoa của dây cứt quạ có màu trắng. Quả khổ qua rừng hay khổ qua thường (mướp đắng) có những khối u lên (nhiều người gọi là gai) trong khi quả dây cứt quạ (Miền nam hay gọi là trái cứt quạ) quả không có gai mà lại có nhiều lông như bầu, mướp, thay vì có các gai u nổi lên dọc từ cuống đến đuôi như khổ qua rừng thì trái cứt quạ lại có các khía phân cách rõ ràng.
Dây cứt quạ
Dây khổ qua rừng tại vườn khổ qua rừng Sóc Trăng
Trái cứt quạ
Trái khổ qua rừng
Khổ qua rừng quả chín hạt và vỏ có màu đỏ, trong khi trái cứt quạ chín hạt có màu đen. Ở đây chúng ta chưa bàn về các dược tính của hai loại quả này, trong loạt bài sau, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về tác dụng chữa bệnh của hai loại cây này.
TNB Việt Nam