fbpx

Tác dụng chữa bệnh của Khổ qua rừng

Time06:00 Date22-06-2017 Hits3,002 Lượt xem

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.

KHỔ QUA RỪNG

Tác dụng chữa bệnh của Khổ qua rừng

Quả khổ qua rừng Miền Nam

-Tên gọi khác: Ổ qua rừng, mướp đắng rừng, lương qua, cẩm lệ chi -Tên tiếng Anh: wild bitter melon, wild bitter gourd, wild bitter squash. -Tên khoa học: Momordica charantia

Phân loại khoa học
Bộ (ordo): Bầu bí (Cucurbitales) Họ (familia): Bầu bí (Cucurbitaceae) Chi (genus): Mướp đắng (Momordica) Loài (species): Momordica charantia.
Phân bố
Chi Mướp đắng (Momordica) là một Chi của khoảng 60 loài dây leo thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm thuộc Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Chi này có nguồn gốc bản xứ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á và ở Úc.

Tác dụng chữa bệnh của Khổ qua rừng

Dây khổ qua rừng

Loài Khổ qua hay Mướp đắng (Momordica charantia) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Khổ qua là một loài dây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Tên gọi trong tiếng Anh của mướp đắng là bitter melon hay bitter gourd được dịch từ tiếng Trung: “kǔguā” (khổ qua); (“khổ”: đắng; “qua”: mướp; “khổ qua”: mướp đắng).
Cây khổ qua hay mướp đắng mọc hoang được trồng rộng rãi ở Ấn Độ , Pakistan, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi và vùng Caribe. Ở Việt Nam khổ qua mọc hoang hay được trồng ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ở Miền Nam. Khổ qua rừng và khổ qua trồng được xác định là cùng loài Momordica charantia. Khổ qua rừng mọc tự nhiên, là nguồn gốc của các giống (varieties) khổ qua trồng. Các bộ phận của dây khổ qua rừng có công dụng làm rau, thực phẩm và được liệu giống như khổ qua trồng, nhưng thân, lá và quả nhỏ hơn, vị đắng hơn.
Về mặt dược liệu thì khổ qua rừng do sống trong tự nhiên, không có phân bón và thuốc hóa học nên là loại rau sạch tinh khiết và có giá trị dược liệu mạnh hơn khổ qua trồng. Lưu ý! Trong dân gian tên gọi “Khổ qua rừng” hay “mướp đắng dại” còn để chỉ một vài giống (varieties) của loài Dây cứt quạ thuộc họ Bầu bí và có tên khoa học là Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz. Thuộc chi Dây cứt quạ (Genus Gymnopetalum) khác biệt xa với chi Mướp đắng (Momordic).

Tác dụng chữa bệnh của Khổ qua rừng

Dây khổ qua rừng

Để có độ chính xác trong khoa học, nên gọi “Khổ qua rừng” là cây khổ qua “chính hiệu” mọc hoang, đừng lầm lẩn với Dây cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz
Mô tả
Cây khổ qua là loài dây leo thân thảo sống hàng năm, chu kỳ sống 5-6 tháng.
- Thân: Cây khổ qua có dạng dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh, dây có thể bò 2-3 mét. -Lá: Lá mọc so le, dài 5-10 cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn.
- Hoa: Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu trắng.
- Quả: Quả hình thoi, dài 8-10cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Cây khổ qua (mướp đắng) có tác giả cho rằng nguồn gốc ở Châu Phi, mọc hoang ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Chây Phi và Châu Á. Khi dùng làm dược liệu, khổ qua rừng có tác dụng tốt hơn các giống khổ qua trồng.

Tác dụng chữa bệnh của Khổ qua rừng

Kích cở quả khổ qua rừng

Thành phần hóa học
-Theo tài liệu của Trường đại học Purdue về các loại rau quả Châu Á nhập vào Mỹ, khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoáng chất như calcium, potassium, magné, sắt, kẽm. -Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần dinh dưỡng trong 100 gam quả khổ qua tươi (phần vỏ quả) có các chất như sau:
Năng lượng 79kJ (19kcal), Carbohydrat 4.32g, Đường 1.95g, Chất xơ thực phẩm 2.0g, Chất béo 0.18g, Chất béo no 0.014g, Chất béo không no đơn 0.033g, Chất béo không no đa 0.078g, Protein 0.84g, Nước 93.95g, Vitamin A equiv. 6μg (1%), Thiamin (Vit. B1) 0.051mg (4%), Riboflavin (Vit. B2) 0.053mg (4%) ,Niacin (Vit. B3) 0.280mg (2%), Vitamin B6 0.041mg (3%), Axit folic (Vit. B9) 51μg (13%), Vitamin B12 0μg (0%), Vitamin C 33.0mg (55%), Vitamin E 0.14mg (1%), Vitamin K 4.8μg (5%), Canxi 9mg (1%), Sắt 0.38mg (3%), Magie 16mg (4%), Phospho 36mg (5%), Kali 319mg (7%), Natri 6mg (0%), Kẽm 0.77mg (8%).
Công dụng
Các bộ phận cây khổ qua rừng được dùng làm rau
Khổ qua rừng dĩ nhiên là mọc hoang trong rừng, quả có kích thước gầng bằng quả trứng, thường thấy ở miền Đông Nam Bộ - nhất là miệt đất đỏ Bình Long (Bình Phước). Khổ qua rừng được người dân hái nấu canh, ăn đắng hơn loại khổ qua trồng ở đồng bằng. Các bộ phận của dây khổ qua rừng được dùng làm rau như khổ qua thường, nhưng có vị đắng hơn, có dược tính cao hơn.
- Lá và đọt khổ qua non khổ qua rừng dùng làm rau
Lá và đọt khổ qua rừng non dùng có thể dùng làm rau sống, nhưng do có vị rất đắng nên ít có người thích ăn. -Lá và đọt khổ qua non dùng có thể dùng làm rau luộc, xào. Nhưng có vị đắng hơn khổ qua thường. -Lá và đọt khổ qua non dùng làm rau nấu canh, là loại canh có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Canh lá và đọt khổ qua rừng có thể nấu chay, canh mặn nấu với xương, cá và thịt bầm vò viên ăn rất hấp dẫn.
- Quả khổ qua xanh dùng làm rau xào, nấu canh, hầm
Quả khổ qua rừng xanh, bỏ ruột, xắt mỏng làm món rau xào riêng hoặc hổn hợp với nhiều loại ra quả khác, đặc biệt món ổ qua xắt mỏng xào trứng. -Khổ qua rừng xanh bổ dọc và xắt khúc nấu canh với thịt, xương có vị canh rất ngon. -Món khổ qua hầm: Do khổ qua rừng có quả nhỏ nên không thích hợp dồn thịt, cá bầm làm nhân để hầm, tuy nhiên món khổ qua rừng hầm có giá trị dược liệu cao hơn khổ qua trồng, hiện là mốt mới trong các nhà hàng đặc sản.

Tác dụng chữa bệnh của Khổ qua rừng

Chuẩn bị món Khổ qua rừng hầm thịt -Khổ qua rừng xanh bào mỏng còn được dùng để nhúng lẫu chua hay lẫu ngọt.

Các bộ phận cây khổ qua rừng được dùng làm thuốc
Trong Y học dân gian và Y học cổ truyền ở các nước Châu Á và Châu Phi thì các bộ phận của cây khổ qua từ lá, dây, quả và cả hạt khổ qua rừng đều có nhiều công dụng dược liệu để chữa nhiều bệnh khác nhau. Khổ qua rừng đã được sử dụng trong các hệ thống y tế ở Châu Á và Châu Phi với dạng các thảo dược khác nhau trong một thời gian dài. Ngày nay Tây y cũng đã có nhiều nghiên cứu tính dược từ cây khổ qua rừng để xác định tính dượng và dùng trong bào chế thuốc chữa bệnh.
- Theo Đông y:
Khổ qua (mướp đắng) rừng có vị đắng, tính mát, không độc, có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp và mãn tính. Ngoài ra, khổ qua rừng còn có tác dụng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da.
Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan - bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp; hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng - bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử; dân gian thường dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn; những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt...

Tác dụng chữa bệnh của Khổ qua rừng

Hiện nay, khổ qua rừng là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết - những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này. (Theo lương y Trần Duy Linh -TP.HCM).
- Theo Tây y
Trong vài thập kỷ trở lại đây Tây y đã tập trung nghiên cứu tính dược từ cây khổ qua rừng nhằm kiểm tra lại tính hiệu quả của các bài thuốc dân gian được dùng phổ biến ở Châu Á và Châu Phi cũng như tìm cơ sở khoa học cho các thức ăn thực dưỡng và điều chế tân dược.
Các kết quả nghiên cứu
Các hoạt chất (Active substances)
Trong các bộ phận của cây khổ qua rừng có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học, chủ yếu là momordicin I (C30H48O4), momordicin II và cucurbitacin B. Trong cây khổ qua cũng có chứa một số glycosides có hoạt tính sinh học (bao gồm cả momordin, charantin, charantosides, goyaglycosides, momordicosides) và các hợp chất terpenoid khác (bao gồm cả momordicin-28, momordicinin, momordicilin, momordenol và momordol). Đồng thời trong cây khổ qua rừng cũng chứa protein gây độc tế bào (cytotoxic proteins) có tác dụng bất hoạt ribosome (ribosome-inactivating) như momorcharin và momordin.
Tác dụng của mướp đắng rừng theo Đông y:
- Chống ung thư (Anticancer)
Hai hợp chất chiết xuất từ ​khổ qua, α-eleostearic acid (từ hạt) và 15,16-dihydroxy-α-eleostearic acid (từ quả) đã được tìm thấy tác dụng ngăn chặn tế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu (apoptosis of leukemia cells) trong ống nghiệm.
Chế độ ăn có chứa chất dầu từ quả khổ qua 0,01% (cũng như 0,006% chất α-eleostearic acid từ hạt) đã được chứng minh ngăn chặn được tác hại của chất sinh ung thư đại tràng do chất azoxymethane và chất carcinogenesis trong thí nghiệm ở chuột. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Saint Louis khẳng định một chất chiết xuất từ ​​quả khổ qua, thường được ăn và được biết đến như “karela” ở Ấn Độ, gây ra một chuỗi các phản ứng, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư vú và ngăn ngừa không cho chúng nhân ra.
- Tác dụng tẩy giun (Antihelmintic)
Khổ qua rừng được sử dụng như một loại thuốc dân gian ở Togo (Tây Phi) để điều trị các bệnh đường tiêu hóa, và các chiết xuất đã cho thấy hoạt động trong ống nghiệm chống được loài giun tròn Caenorhabditis elegans.
- Chống sốt rét (Antimalarial)
Khổ qua rừng ở Châu Á được coi là hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét (malaria). Trà từ lá khổ qua rừng cũng được dùng để trị sốt rét ở Panama và Colombia. Ở Guyana, khổ qua rừng luộc và xào với tỏi và hành, món ăn phổ biến này được gọi là “corilla” được ăn để ngăn chặn bệnh sốt rét. Nghiên cứu phòng thí nghiệm đã xác nhận rằng các loài liên quan đến khổ qua rừng có tác động chống sốt rét, mặc dù các nghiên cứu này vẫn chưa được xuất bản chính thức.
- Kháng virus (Antiviral)
Ở Togo cây khổ qua rừng được sử dụng chống lại các bệnh do virus như thủy đậu (chickenpox) và sởi (measles). Các thử nghiệm in vitro với chiết xuất lá đã thể hiện hoạt tính chống lại virus herpes simplex type 1 do các hợp chất momordicins. Xét nghiệm cho thấy các hợp chất trong khổ qua rừng có thể có hiệu quả để điều trị nhiễm virus HIV. Nhưng còn nhiều rào cản để đưa chất này vào cơ thể. Như hầu hết các hợp chất cô lập từ khổ qua tác động đến HIV đều ở dạng protein hoặc lectin, các chất này không thể được hấp thụ nguyên vẹn vào đường ruột, do đó dù có ăn, uống các sản phẩm từ cây khổ qua rừng nhưng chúng không có tác dụng ngăn chặn tiến triển của virus HIV. Tuy nhiên người nhiểm HIV ăn nhiều khổ qua rừng sẽ bù đắp được những tác động tiêu cực của thuốc điều trị HIV.
- Bảo vệ tim mạch (Cardioprotective)
Các nghiên cứu ở chuột cho thấy hạt khổ qua rừng có tác dụng bảo vệ tim mạch bằng cách điều chỉnh hạ xuống con đường viêm NF-κB (NF-κB inflammatory pathway).
- Bệnh tiểu đường (Diabetes)
Năm 1962, Lolitkar và Rao chiết xuất từ ​​cây khổ qua một chất, mà họ gọi là charantin có tác dụng hạ đường huyết (hypoglycaemic) trên thỏ bình thường và thỏ bệnh tiểu đường. Vào năm 1981, Visarata và Ungsurungsie thí nghiệm trên thỏ bị tiểu đường, cho thấy dịch chiết từ quả khổ qua làm tăng độ nhạy cảm của cơ chế sản sinh chất insulin. Trong năm 2007, một nghiên cứu của Bộ Y tế Philippines xác định một liều hàng ngày dùng 100 mg chất charantin trong quả khổ qua cho mỗi kg trọng lượng cơ thể tương đương với 2,5 mg / kg thuốc giảm tiểu đường glibenclamide uống hai lần mỗi ngày.
Các loại thuốc viên nén chiết xuất từ ​​khổ qua được bán ở Philippines như là một thực phẩm bổ sung và xuất khẩu sang nhiều nước. Các hợp chất khác trong khổ qua đã được tìm thấy để kích hoạt AMPK, loại protein điều hòa sự hấp thu glucose (một quá trình mà bị suy giảm ở bệnh nhân tiểu đường). Khổ qua cũng chứa một chất lectin có hoạt động giống như insulin do cấu trúc phi protein của nó gắn kết thụ thể insulin. Lectin này làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách tác động lên các mô ngoại vi, tương tự như tác dụng của insulin trong não, ức chế sự thèm ăn.
Lectin này có thể là một đóng góp lớn cho tác dụng hạ đường huyết phát triển sau khi ăn nhiều khổ qua. Khi khổ qua sống rất đắng, nó phải được nấu chín để làm cho nó ngon miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y Dược Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường.
Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2. Ăn nhiều khổ qua là một bài thuốc đơn giản giúp bệnh nhân tiểu đường.
- Giảm Cân (Weight Loss)
Món ăn Trung Quốc bằng sự kết hợp giữa khoai từ-khổ qua có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì. Trong khoảng thời gian 23 tuần, những người ăn chế độ ăn uống có khổ qua đã giảm cân trung bình 7 kg

Tác dụng chữa bệnh của Khổ qua rừng

- Các ứng dụng khác (Other uses)
Khổ qua đã được sử dụng trong y học cổ truyền cho các bệnh khác, bao gồm cả bệnh lỵ đau bụng sốt (fevers), bỏng (burns), đau kinh nguyệt (painful menstruation) , ghẻ và các vấn đề về da khác. Nó cũng đã được sử dụng như một chất ngừa thai để tránh thai (), và để giúp sinh con
Lưu ý (Cautions)
Các hạt khổ qua có chứa chất vicine, một loại alkaloid glycoside, vì vậy có thể gây ra các triệu chứng của bệnh thiếu máu huyết tán ở những người nhạy cảm. Ngoài ra, các lớp vỏ hạt màu đỏ của hạt khổ qua được báo cáo là độc hại cho trẻ em, và khổ qua được chống chỉ định trong thời kỳ mang thai
Tác dụng thực dưỡng theo Tây
- Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
- Giảm thấp đường huyết: Nước cốt quả khổ qua tươi tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.

Nguồn: phununet.com

Danh sách nhà phân phối

Công ty Cổ phần TNB Việt Nam

L27, Đường số 27, Khu đô thị mới Hưng Phú, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ

Hotline: 0932 956 922

Hệ thống Nhà thuốc Trung Sơn

Trụ sở chính: 90 Lý Tự Trọng, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (chuỗi Nhà thuốc tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long & TP. HCM)

Hotline: 1800 55 88 98

Hệ thống Siêu thị SatraFoods (Tại TP Cần Thơ và TP HCM)

Trụ sở chính: 90B/3 Đường 3 tháng 2, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Hotline: 0292 384 6506

Công ty TNHH Thương mại & Dược phẩm Phúc Tường

135E Đường Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Hotline: 0939 171 040

Cảng Hàng Không Quốc tế Cần Thơ (Cửa hàng đặc sản tại Sân bay Quốc tế Cần Thơ)

179B Lê Hồng Phong, Phường Long Hoà, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

SĐT: 0919.811.120

Nhà thuốc Tâm An

192 Đường 23 Tháng 10, phường Phương sơn, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

SĐT: 0945.826.827

SIÊU THỊ SỨC KHỎE 365

88/56A Phan Sào Nam, Phường 11, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0987 109 050

HỆ THỐNG NHÀ THUỐC FPT LONG CHÂU

Trụ sở chính: 379-381 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline:1800 6928

Hệ thống Cửa hàng Nhà thuốc Vivita (Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Sống Khỏe)

58 Trần Quý Cáp, Phường 11, Q.uận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 1900 2061

CÔNG TY TNHH WITHVIET (WITHVIET COMPANY LIMITED)

Tầng 5, 16-18 Xuân Diệu, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0901.733.670

Bác sĩ Lê Thọ Đức

Căn hộ 208, Nhà N lô G Chung cư Bình Khánh, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM

Hotline: 0979098101

Nhà phân phối HNDC LeeTea.vn

2225 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0908 265 610

Cửa hàng Xanh Suốt Sài Gòn

Số 59 Cư Xá Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0989186498

Nhà thuốc Xuân Nam

44 Vườn Chuối, Phường 4, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

SĐT: 0906308377

Anh Lĩnh (Nhà thuốc-Chợ sỉ Quận 10)

42 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Quận 10, TP HCM

SĐT: 0908.229.154

Chuỗi Cửa Hàng SanHà Foodstore

951 Tạ Quang Bửu, Phường 6, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 028 39810082

VPĐD MUDARU tại Hà Nội

238 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0905 336 888

CỬA HÀNG XANH SUỐT TẠI HÀ NỘI

27 Ngõ 279 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0987 186 498

CÔNG TY TNHH TM&DV HEALTHY CT

Tòa A, The Zen Gamuda, KĐT Gamuda Gardens, P. Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Hotline: 0869.953.386

Tìm điểm bán khổ qua rừng

Tại nước ngoài

AZUR BIOTOPES

2 Chemin de la Romaniquette. le Cascaveau, 13800 Istres, France

+33(0)630-92-1766

ALSO AVAIABLE AT AMAZON.COM

2121 7th Ave, Seattle, WA 98121, USA

www.amazon.com