Ở bài trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về thành phần các Vitamin có trong khổ qua rừng gồm: Vitamin C, Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B6... Trong bài này, mời bạn cùng TNB Việt Nam tìm hiểu thêm về các khoáng chất có trong khổ qua rừng (mướp đắng rừng) gồm: Magnesium (Ma-nhê), Zinc (Kẽm), Calcium (Can-xi), Iron (Sắt), Phosphorus (Phốt-pho), Potassium (Kali), Sodium (Natri).
Thành phần dinh dưỡng có trong khổ qua rừng
Bảng số liệu dưới đây được thống kê từ việc trích xuất trong dây, lá và quả khổ qua rừng (mướp đắng rừng). Dạng nguyên liệu thô:
Dưỡng chất | Đơn vị | Dây, lá | Trái (quả) |
Tổng quát |
|||
Nước (Water) | g | 89.25 | 94.03 |
Năng lượng (Energy) | kcal | 30 | 17 |
Chất đạm (Protein) | g | 5.3 | 1 |
Chất béo (Total lipid - fat) | g | 0.69 | 0.17 |
Tinh bột (Carbohydrate, by difference) | g | 3.29 | 3.7 |
Chất xơ (Fiber, total dietary) | g | - | 2.8 |
Đường (Sugars, total) | g | - | - |
Khoáng chất - Minerals |
|||
Canxi (Calcium, Ca) | mg | 84 | 19 |
Sắt (Iron, Fe) | mg | 2.04 | 0.43 |
Ma nhê (Magnesium, Mg) | mg | 85 | 17 |
Phốt pho (Phosphorus, P) | mg | 99 | 31 |
Kali (Potassium, K) | mg | 608 | 296 |
Natri (Sodium, Na) | mg | 11 | 5 |
Kẽm (Zinc, Zn) | mg | 0.3 | 0.8 |
Lưu ý: Các thành phần được tính toán trên 100g nguyên liệu.
Mời bạn cùng TNB Việt Nam điểm qua các thành phần khoáng chất quan trọng có trong khổ qua rừng (mướp đắng rừng) và vai trò của chúng đối với sức khỏe nhé:
Kalium hay Bồ tạt
Kali (bắt nguồn từ từ tiếng Latinh mới: kalium) là nguyên tố hoá học ký hiệu K, số thứ tự 19 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại kiềm. Nó còn gọi là bồ tạt (mặc dù bồ tạt để chỉ tới kali cacbonat K2CO3 thì chính xác hơn) hay pô tát (potassium). Kali nguyên tố là kim loại kiềm mềm, có màu trắng bạc dễ bị ôxy hóa nhanh trong không khí và phản ứng rất mạnh với nước tạo ra một lượng nhiệt đủ để đốt cháy lượng hyđrô sinh ra trong phản ứng này. Kali cháy có ngọn lửa có màu hoa cà.
Kali có thể nhận dạng được thông qua vị của nó do nó tác động vào 3 trong số 5 loại của vị giác nhưng tùy thuộc vào nồng độ. Các ion kali trong dung dịch loãng có vị ngọt, cho phép có nồng độ trung bình trong sữa và nước ép trái cây, trong khi nồng độ cao hơn sẽ làm tăng vị đắng do tính kiềm, và cuối cùng là vị mặn.
Kali là một khoáng chất đơn giản nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể: Giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải; giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, đặc biệt là của hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và cả hoạt động của các cơ bắp.
Với hệ tim mạch, kali đóng vai trò kiểm soát nhịp tim - trung bình khoảng một trăm ngàn nhịp một ngày. Nếu bạn bị tăng huyết áp, suy tim, hoặc rối loạn nhịp tim thì việc nhận được đủ kali hàng ngày đặc biệt quan trọng. Thêm vào đó, mặc dù kali và cholesterol không liên quan trực tiếp, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu kali có thể làm giảm cholesterol.
Phosphorus
Phốt pho (từ tiếng Hy Lạp: phôs có nghĩa là "ánh sáng" và phoros nghĩa là "người/vật mang"), là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu P và số nguyên tử 15. Là một phi kim đa hóa trị trong nhóm nitơ. Do độ hoạt động hóa học cao, không bao giờ người ta tìm thấy nó ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Nó phát xạ ra ánh sáng nhạt khi bị phơi ra trước ôxy (vì thế có tên gọi của nó trong tiếng Latinh để chỉ "ngôi sao buổi sáng", từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ánh sáng" và "mang"), và xuất hiện dưới một số dạng thù hình. Nó cũng là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống.
Cơ thể người trưởng thành có chừng 700- 800gam photpho trong đó gần 3/4 tham gia vào thành phần xươmg và 1/4 có trong tổ chức và dịch thể. Photpho là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển hoá prrotid, lipid, gluxid, hô hấp tế bào mô, các chức phận của cơ và thần kinh.
Cường độ chuyển hoá photpho mạnh nhất ở tổ chức cơ là nơi dự trữ chính các liên kết photpho. Chuyển hoá các liên kết photpho có liên kêt chặt chẽ với chuyển hoá các thành phần khác của khẩu phẩn và có ảnh hưởng tói hoạt động các cơ xương, cơ tim, não và các cơ quan khác. Axit photphoric (H3PO4) tham gia vào cấu trúc phân tử nhiều loại men xúc tác các quá trình phân huỷ các chấ hữu cơ trong thức ăn tạo điều kiện sử dụng nguồn năng lượng của chúng. Trên thực tế để đốt cháy các chât hữu cơ trong cơ Ihể, mọi phân tử hữu cơ đều phải qua giai đoạn liên kết với photpho.
Khi lao động nặng cũng như khi thiếu protid trong thức ãn, nhu cầu cơ thể về photpho tăng lên rõ rệt.
Giảm phốt phát huyết xảy ra khi nồng độ phốt pho trong máu quá thấp. Điều này làm giảm mức năng lượng của bạn, và có thể gây yếu cơ, mệt mỏi, và giảm sức chịu đựng khi tập thể dục. Khi không đủ phốt pho cùng lúc với thiếu canxi và vitamin D có thể dẫn đến yếu xương, xương mềm đi trong thời gian dài. Điều này gây ra đau khớp và cơ bắp. Mức độ phốt pho được kiểm soát chặt chẽ trong cơ thể. Thiếu phốt pho có thể là một dấu hiệu của các rối loạn khác.
Ngược lại, những người có mức phốt pho cao cũng có thể bị ngứa và đỏ mắt. Nghiêm trọng hơn, các triệu chứng như táo bón nặng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Nếu nồng độ phốt pho của bạn là quá cao hoặc quá thấp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Calcium
Canxi hay Calcium (Tên từ tiếng Latinh: Calcis) là nguyên tố hoá học ký hiệu Ca, số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối là 40. Canxi là nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống, đặc biệt trong sinh lý học tế bào, ở đây có sự di chuyển ion Ca2+ vào và ra khỏi tế bào chất có vai trò mang tính hiệu cho nhiều quá trình tế bào. Khỏi phải nói, chắc ai cũng biết canxi là một khoáng chất chính trong việc tạo xương, răng.
Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones).
Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.
Với hệ xương
Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất (đa phần là Canxi), chiếm khoảng 70% trọng lượng xương khô và các chất hữu cơ (chiếm phần lớn là Collagen), chiếm 30% trọng lượng xương khô. Ở người lớn, khi xương thiếu Canxi sẽ gây nên tình trạng mất xương, loãng xương mà hậu quả là đau nhức, vận động khó khăn, nặng nề nhất là gãy xương khó hồi phục, dẫn tới tàn phế và tử vong sớm
Trẻ em khi thiếu canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, và bị sâu răng. Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung canxi. Hàng ngày do thiếu canxi, canxi trong xương phải chuyển một phần cho máu, dần dần xương bị loãng, gây ra bệnh loãng xương.
Với hệ miễn dịch
Canxi đảm nhiệm vai trò viên sĩ quan chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch. Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vì canxi giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng.
Đối với những bệnh do chức năng miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật.
Với hệ thần kinh
Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.
Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
Người già thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Có nhiều người thần kinh suy nhược sau khi bổ sung canxi đều có giấc ngủ ngon, sức chịu đựng được tăng cường.
Với hệ vận động
Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.
- Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém
- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ hôi.
- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm.
- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém. Khi xuất hiện những hiện tượng như trên, nếu kịp thời bổ sung đủ canxi cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Magnesium
Magiê, tiếng Việt còn được đọc là Ma-nhê (Trong tiếng la tinh: Magnesium) là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg và số nguyên tử bằng 12. Magiê hữu cơ rất quan trọng cho cả thực vật và động vật. chất diệp lục (Clorôphin) là các porphyrin có magiê ở trung tâm. Khẩu phần dinh dưỡng của người lớn là 300-400 mg/ngày, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng. Nhiều loại enzym cần có cation magiê cho các phản ứng xúc tác của chúng, đặc biệt là các enzym sử dụng ATP. Không đủ magiê trong cơ thể sinh ra các chứng co thắt cơ, và nó liên quan đến các chứng bệnh tim mạch (cardiovascular), đái đường, huyết áp cao và loãng xương.
Magiê là một loại khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Trong cơ thể, magiê tồn tại với số lượng nhỏ, khoảng 30g với cơ thể nặng 60kg, chúng có mặt trong thành phần của gần 300 các men khác nhau – điều hòa các chức năng khác nhau, các quá trình chuyển hóa năng lượng. Vai trò của Magiê cực kỳ quan trọng trong quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu. Magiê còn tham gia vào sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Magiê cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp lipid và protein giúp quá trình tạo xương và các mô khác, bảo đảm tính bền vững dẫn truyền thần kinh và sự co cơ.
Khoảng 50-75% lượng magiê trong cơ thể tập trung ở xương (magiê kết hợp với canxi và phốtpho trong quá trình tạo xương), đa phần còn lại phân bố ở cơ bắp, các tổ chức mô mềm và một lượng rất nhỏ trong máu. Hàm lượng magiê trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.
Magiê là một thành phần quan trọng trong hoạt động chức năng của tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu về ôxy của cơ tim trong yên tĩnh cũng như trong lao động, tập luyện, giúp tăng cường chức năng của tim và phòng ngừa các bệnh tim. Những nghiên cứu gần đây cho thấy magiê còn có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu (phòng ngừa bệnh tiểu đường), ổn định huyết áp (phòng ngừa bệnh tăng huyết áp). Những người có chế độ ăn giàu magiê hoặc ăn bổ sung magiê sẽ giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa. Ion magiê còn giúp cải thiện nhu động ruột, tăng khả năng tiêu tháo của ruột, có tác dụng phòng và chữa trị chứng táo bón.
Hàm lượng magiê trong cơ thể: Magiê có trong thức ăn được hấp thụ qua ruột, nếu cơ thể sử dụng một lượng magiê quá mức thì cũng không có gì hại cho sức khỏe vì lượng magiê thừa được cơ thể đào thải qua đường nước tiểu và phân. Nhu cầu về magiê ở người trưởng thành khoảng 350 – 400mg/ngày, những người lao động thể lực nặng nhọc, vận động viên thể thao cần nhiều hơn 1,5 – 2 lần, trẻ em cần ít hơn (6 tháng tuổi: 30mg; 1 – 3 tuổi: 80mg; 9-13 tuổi: 240mg…).
Lượng magiê trong máu thấp (hypomagnesemia) gặp ở những người cơ thể bị đói triền miên, nghiện rượu, hội chứng đại tràng mạn (đi phân lỏng), xơ gan, giảm chức năng cận giáp, viêm tụy, sử dụng thường xuyên các chất lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp, hóa trị liệu trong chữa trị ung thư.
Sodium
Natri (phát âm: nát-ri, bắt nguồn từ từ tiếng Latinh mới: natrium) là tên một nguyên tố hóa học hóa trị một trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Na và số nguyên tử bằng 11, nguyên tử khối bằng 23. Natri là kim loại mềm, màu trắng bạc, hoạt động mạnh, và thuộc nhóm kim loại kiềm; nó chỉ có một đồng vị bền là 23Na. Kim loại nguyên chất không có mặt trong tư nhiên nhưng để có được dạng này phải điều chế từ các hợp chất của nó; natri được Humphry Davy cô lập đầu tiên năm 1807 bằng cách điện phân natri hyđrôxit. Natri là nguyên tố phổ biến nhất thứ 6 trong vỏ Trái Đất, và có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalit và đá muối. Nhiều loại muối natri là những hợp chất hòa tan mạnh trong nước, và natri của chúng bị rò rỉ do hoạt động của nước nên clo và natri là các nguyên tố hòa tan phổ biến nhất theo khối lượng trong các vùng biển trên Trái Đất.
Natri là một nguyên tố thiết yếu cho tất cả động vật và một số thực vật. Ở động vật, các ion natri được dùng làm chất đối nghịch với các ion kali để tạo thành các điện tích trên các màng tế bào, cho phép truyền các xung thần kinh khi điện tích bị mất đi. Nhu cầu thiết yếu của natri đối với động vật làm cho nó được phân loại là một khoáng vô cơ trong khẩu phần ăn.
Natri tồn tại trong cơ thể chủ yếu dưới dạng hòa hợp với clorua, bicacbonat và photphat, một phần kết hợp với axit hữu cơ và protein. Na còn tồn tại ở các gian bào và ở các dịch thể như: máu, bạch huyết… Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dang muối NaCl. Thường mỗi ngày mỗi người trưởng thành thì cần khoảng 4-5 gram Na tương ứng với 10-12,5 gram muối ăn được đưa vào cơ thể. Đưa nhiều muối Na vào cơ thể là không có lợi. Ở trẻ em trong trường hợp này thân nhiệt bị tăng lên cao người ta gọi là sốt muối. Na được thải ra ngoài theo nước tiểu. Na thải ra theo đường mồ hôi thì không nhiều. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì lượng Na sẽ mất đi theo mồ hôi là rất lớn. Vì vậy, ta nên sử dụng dung dịch NaCl cao hơn để giảm bớt sự bài tiết mồ hôi.
Iron
Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26. Nằm ở phân nhóm VIIIB chu kỳ 4. Sắt có vai trò rất cần thiết đối với mọi cơ thể sống, ngoại trừ một số vi khuẩn. Nó chủ yếu liên kết ổn định bên trong các protein kim loại, vì trong dạng tự do nó sinh ra các gốc tự do nói chung là độc với các tế bào. Nói rằng sắt tự do không có nghĩa là nó tự do di chuyển trong các chất lỏng trong cơ thể. Sắt liên kết chặt chẽ với mọi phân tử sinh học vì thế nó sẽ gắn với các màng tế bào, axít nucleic, prôtêin v.v.
Tuy nhiên, hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu nhất là phụ nữ có thai và trẻ em.
Trong cơ thể động vật sắt liên kết trong các tổ hợp heme (là thành phần thiết yếu của cytochromes), là những prôtêin tham gia vào các phản ứng ôxi hóa-khử (bao gồm nhưng không giới hạn chỉ là quá trình hô hấp) và của các prôtêin chuyên chở ôxy như hêmôglôbin và myoglobin.
Sắt vô cơ tham gia trong các phản ứng ôxi hóa-khử cũng được tìm thấy trong các cụm sắt-lưu huỳnh của nhiều enzym, chẳng hạn như các enzym nitrogenase (tham gia vào quá trình tổng hợp amôniắc từ nitơ và hiđrô) và hydrogenase. Tập hợp các prôtêin sắt phi-heme có trách nhiệm cho một dãy các chức năng trong một số loại hình cơ thể sống, chẳng hạn như các enzym metan monooxygenase (ôxi hóa mêtan thành mêtanol), ribonucleotide reductase (khử ribose thành deoxyribose; tổng hợp sinh học DNA), hemerythrins (vận chuyển ôxy và ngưng kết trong các động vật không xương sống ở biển) và axít phosphatase tía (thủy phân các este phốt phát). Khi cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, nó để riêng sắt trong prôtêin vận chuyển transferrin vì thế vi khuẩn không thể sử dụng được sắt.
Zinc
Kẽm là khoáng chất rất quan trọng cho sức khỏe não bộ. Kẽm cùng với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động tốt hơn. Điều thú vị là vùng đồi hải mã - trung tâm bộ nhớ của não bộ, có chứa lượng kẽm rất cao. Rõ ràng, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe não bộ, hãy cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.
Mọi người đều biết canxi rất quan trọng cho xương chắc khỏe, nhưng bạn có biết rằng kẽm là cần thiết cho xương khỏe mạnh? Kẽm là một thành phần của xương, và không có kẽm cơ thể của bạn không thể xây dựng được khung xương chắc khoẻ. Để có được những lợi ích tốt nhất cho xương, bạn nên tiêu thụ kẽm và canxi vào thời gian khác nhau vì canxi và kẽm có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.
Một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm là rụng tóc. Khi cơ thể bạn không đủ kẽm, tóc có thể mỏng dần, dẫn đến gãy rụng. Ngược lại, khi bạn hấp thụ đầy đủ kẽm, tóc trở nên dày và bóng khỏe. Trong thực tế, kẽm rất hữu hiệu để kích thích mọc tóc, vì vậy các bác sĩ thường khuyên người bị rụng tóc nên bổ sung kẽm.
Một sự thật đáng ngạc nhiên về kẽm là rất tốt cho đôi mắt của bạn. Khi nói đến thị lực, kẽm hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Nếu không có kẽm, mắt không nhận được đủ lượng vitamin A cần thiết, và kết quả gây suy giảm thị lực. Trong thực tế, thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.
Nếu muốn cơ bắp mạnh mẽ, hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ lượng kẽm. Nguyên tố này được sử dụng để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện, do đó giúp bạn có thể xây dựng cơ bắp mạnh mẽ. Kẽm cũng hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp bạn có thể làm việc theo đúng tiềm năng của mình.
Đầu tiên, kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da dẻo dai, mịn màng.
Cân bằng nội tiết tố là rất quan trọng cho sức khỏe. Kẽm giúp cân bằng rất nhiều nội tiết tốt trong cơ thể. Ví dụ, kẽm cần thiết cho sản xuất insulin - rất quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm cũng cần thiết cho kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp. Có đủ kẽm sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh bởi vì kích thích tố trong cơ thể bạn sẽ được cân bằng.
Phụ nữ cần 8 mg kẽm mỗi ngày, và nam giới cần 11 mg kẽm mỗi ngày. Kẽm được tìm thấy trong con hàu, thịt, hạt bí đỏ, yến mạch, đậu Hà Lan.
(Tổng hợp)
(*) Các số liệu được tổng hợp từ USDA, nghiên cứu trên cây khổ qua thường, với khổ qua rừng sẽ có khác biệt vì theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng các chất dinh dưỡng và dược tính của khổ qua rừng (mướp đắng rừng) đều cao hơn khổ qua thường.
Xin phép tạm kết thúc loạt bài về các thành phần dinh dưỡng trong khổ qua rừng tại đây, Ở loạt bài sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các dược tính của khổ qua rừng (mướp đắng rừng) cho sức khỏe.
Nguyễn Trung - TNB Việt Nam