Tăng huyết áp đã trở thành mối quan tâm hàng đầu bởi đây là một trong nguyên nhân dẫn tới tình trạng đột quỵ và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hôn mê sâu và cuối cùng là tử vong. Đa số bệnh nhân tăng huyết áp thường không có triệu chứng lâm sàng mặc dù huyết áo bệnh nhân tăng cao. Chính điều này thường làm bệnh nhân chủ quan cho rằng bệnh không có gì nguy hiểm nên không đi khám hoặc không sử dụng thuốc thường xuyên, thậm chí ngưng sử dụng thuốc huyết áp mà không xin ý kiến bác sĩ và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân
Tăng huyết áp - Hiểm họa khôn lường
Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Đối với người tăng huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ não cao gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim gấp 2 lần so với người bình thường.
Người ta nhận thấy rằng, tăng huyết áp kéo dài không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
Biến chứng về não: Khi huyết áp tăng cao có thể dẫn đến vỡ mạch máu và xuất huyết não; hoặc làm hẹp mạch máu nuôi não, nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ dẫn đến hình thành cục máu đông, làm tắc nghẽn mạch máu não, gây chết một vùng não (còn gọi là nhồi máu não); hoặc tăng huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt có khi bất tỉnh (thiếu máu não).
Biến chứng trên thận: Tăng huyết áp lâu dài làm hư màng lọc của các tế bào thận, cuối cùng dẫn đến suy thận
Biến chứng tim mạch: Tăng huyết áp là yếu tố chính gây ra các bệnh tim mạch-nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong. Nếu bị tăng huyết áp trong thời gian dài sẽ gây phì đại thất trái do áp lực tăng cao tác động lên thành tâm thất trái khiến tâm thất co bóp khó khăn, các sợi cơ tâm thất phải gồng lên để làm việc, lâu dần sẽ trở nên dày đàn hồi kém. Thất trái phì đại, cuối cùng dẫn tới suy tim trái với hậu quả rất nặng nền như: loạn nhịp tim, thiếu máy mạch vành, suy tim…
Biến chứng về mắt: Tăng huyết áp có thể làm hư võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch. Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn, làm bệnh nhân bị giảm thị lực, mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù lòa.
Triệu chứng và nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?
- Chỉ có một số ít các bệnh tăng huyết áp là có một vài triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ bừng bừng, ù tai…
- Phần lớn (chiếm từ 90-95%) các bệnh nhân bị tăng huyết áp là không rõ nguyên nhân
- Chỉ một số nhỏ các bệnh nhân (chiếm từ 5-10%) bị tăng huyết áp tìm được nguyên nhân (tức do hậu quả của một số bệnh lý khác). Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm: giảm đàn hồi của động mạch chủ, tăng thể tích tống máu, bệnh lý thận, tiểu đường (đái tháo đường), bệnh lý thần kinh…
Do đó, vì bệnh tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc biệt và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường nên đa số bệnh nhân tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân. Chính vì điều này làm bệnh nhân chủ quan cho rằng bệnh này không có gì nguy hiểm nên không đi khám hoặc tự ý chữa bệnh, không sử dụng thuốc thường xuyên, ngưng sử dụng thuốc mà không xin ý kiến bác sĩ và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong.
Những yếu tố nguy cơ nào có thể gây tăng huyết áp?
Chế độ ăn mặn:
Những người hay ăn mặn, có nhiều chất muối natri clorua (NaCl) thì nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Tuy nhiên cũng có một số người ít ăn mặn, có nhiều chất muối nhưng không bị tăng huyết áp. Ở gia đình có tiền sử bị tăng huyết áp, có thói quen ăn nhiều chất muối ngay còn nhỏ sẽ có nguy cơ tăng huyết áo khi trưởng thành.
Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần thực hiện chế độ ăn giảm bớt muối là có thể điều trị được bệnh. Chế độ ăn giảm bớt chất muối là biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu thực hiện chế độ ăn 6g muối mỗi ngày là có thể làm giảm được huyết áp trung bình từ 4-8mmHg.
Uống nhiều rượu bia:
Người uống nhiều rượu bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp, việc uống rượu, bia quá mức sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ huyết áp, như vậy sẽ làm cho huyết áp ngày càng nặng hơn.
Ngoài ra việc uống nhiều rượu bia còn gây xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề, từ đó gián tiếp làm tăng huyết áp. Vì vậy không nên uống nhiều rượu bia quá mức thì có thể phòng ngừa được bệnh.
Hút thuốc lá, thuốc lào:
Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chứa chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp.
Tuổi cao:
Tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa, giảm tính đàn hổi, trở nên cứng hơn, làm cho huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu tăng cao hơn, gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.
Để phòng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi, cần xây dựng thói quen làm việc có khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, hạn chế ăn nhiều chất béo và các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá, thường xuyên tập thể dục… nếu luyện tập thói quen này thường xuyên sẽ làm chậm quá trình lão hóa và đây là phương pháp gián tiếp để phòng bệnh tăng huyết áp khi tuổi cao.
Hút thuốc lào là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp
Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp:
Theo thống kê của nhiều nhà khoa học, qua kết quả nghiên cứu ghi nhận bệnh nhân tăng huyết áp có yếu tố di truyền. Trong một gia đình, nếu có ông và cha mẹ bị tăng huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn
Bệnh tiểu đường:
Ở những người bị bệnh tiểu đường, tỷ lệ bị tăng huyết áp cao gấp đôi so với những người không bị tiểu đường. Khi người bệnh có cả bệnh tăng huyết áp và bệnh tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôii biến chứng ở các mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với người bệnh tăng huyết áp đơn thuần. Vì vậy khi bệnh tiểu đường, cần phải điều trị tốt bệnh này để góp phần khống chế được bệnh tăng huyết áp kèm theo.
Ít vận động thể lực:
Người ít vận động thể lực hay có lối sống tĩnh tại được xem như là nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Việc vận động thể lực đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày sẽ mang đến lợi ích rõ rệt trong biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng.
Thừa cân, béo phì:
Trọng lượng cơ thể con người có mối quan hệ khá tương đồng với bệnh tăng huyết áp. Người béo phì hoặc người có trọng lượng cơ thể theo tuổi cũng có thể làm tăng nhanh huyết áp.
Vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh được dư thừa trọng lượng cơ thể, đây cũng là biện pháp rất quan trọng để làm giàm nguy cơ tăng huyết áp, nhất là đối với người cao tuổi.
Rối loạn mỡ máu:
Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường được gọi là các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là lipid máu. Nồng độ của chất cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch, dần dần làm hẹp lòng các dộng mạch cung cấp cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi là yếu tố làm tăng huyết áp. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều loại cholesterol, trong đó được nghiên cứu nhiều nhất là chất cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và chất cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Nồng độ LDL-C trên 3,0mmol/dl là yếu ố nguy cơ của bệnh tim mạch. Trái lại, HDL-C được xem là có vai trò bảo vệ. Hàm lượng HDL-C trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp nhưng tối thiểu nồng độ này phải cao hơn 1,0mmol/dl. Vì vậy cần ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.
Căng thẳng, lo âu quá mức:
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được những người bị căng thẳng lo âu quá mức hay stress sẽ làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng cùa các chất trung gian hóa học là adrenalin, noradrenalin làm động mạch co thắt dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy cần rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn, làm chủ trước mọi tình huống vấn đề bất như ý xảy ra trong cuộc sống, đây cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp.
Công dụng điều trị bệnh tăng huyết áp từ Khổ qua rừng như thế nào?
Theo Đông y, khổ qua rừng có tính hàn, vị đắng, không độc, giúp thanh nhiệt giải độc. Khổ qua rừng không những mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe mà còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp và tiểu đường type 1, tuýp 2 rất tốt.
Đối với Khổ qua rừng, có thể sử dụng dây, trái, lá, quả đều được, trong khổ qua rừng có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như protein, lipid, carbon, hydrat, canxi, kali, magie, sắt…. Đặc biệt lượng vitamin c trong khổ qua rừng khá dồi dào có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư.
Để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp tại nhà, có thể dùng khổ qua rừng theo một số cách cụ thể như sau:
- Khổ qua rừng lấy trái xay nhuyễn rồi chắt lấy nước, lọc qua rây rồi uống ngày 3 lần cho đến khi thấy huyết áp ổn định. Nước này có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Quả khổ qua rừng còn được đánh giá là món ăn tốt cho người bị tiểu đường
- Lấy 10g khổ qua rừng phơi khô, hãm thành trà uống vào sau mỗi bữa ăn mỗi ngày 3 lần.
- Lấy trái khổ qua rừng tươi tách hạt, ép thành nước uống ngày 2 ly, mỗi ly 150ml – 200ml
- Dùng khổ qua rừng tươi hãm trực tiếp trong khoảng 250ml nước nóng. Chờ đến khi nước ấm rồi uống trực tiếp mỗi ngày 1 ly. Có thể thêm chút mật ong cho bớt vị đắng.
- Có thể nấu canh, xào, ăn sống khổ qua rừng như là 1 thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày cho người tăng huyết áp
Tuy nhiên với những người sau đây thì không nên ăn khổ qua rừng
- Với cơ địa người bình thường không bị các bệnh kể trên thì dùng khổ qua rừng để phòng ngừa bệnh và giúp thải độc thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, những người thuộc đối tượng sau đây không nên dùng khổ qua rừng:
⛔ Những người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết: Hạ huyết áp là tác dụng nổi bật của khổ qua rừng. Do đó, người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn loại rau này để tránh tác dụng phụ không mong muốn
⛔ Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn khổ qua rừng
⛔ Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn khổ qua rừng.
⛔ Người mắc bệnh tiêu hóa. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
⛔ Người bị bệnh thiếu máu.
Khổ qua rừng là thảo dược quý, dễ tìm, Thường xuyên sử dụng khổ qua rừng giúp phòng ngừa và hỗ trợ bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, tinh thần luôn minh mẫn, sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh linh hoạt dẻo dai, tràn đầy sức sống.
Việc sử dụng thảo dược tại nhà trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh là điều cần thiết, tuy nhiên cần có sự tham vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên môn trong quá trình điều trị bệnh.
---------------
Theo Mudaru
(Bài viết có tham khảo tài liệu của ThS.BS. Lâm Cẩm Tiên, Chuyên Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM)