Khổ qua rừng là quả gì? Đặc điểm của khổ qua rừng
Cây khổ qua rừng còn có tên là cẩm lệ chi, lương qua hay mướp đắng rừng. Dù có nhiều tên nhưng tên khoa học của cây chỉ là Momordica charantia. Khổ qua rừng thuộc chi mướp đắng, họ bầu bí.
Người Anh gọi nó là wild bitter melon, wild bitter gourd hay wild bitter squash.
Đặc tính của khổ qua rừng có công dụng trị bệnh rất tốt
Đặc tính của Khổ qua rừng như thế nào?
Thân:
- Khổ qua rừng là loài thân thảo leo bám. Nó là cây hằng năm. Mỗi năm nó chỉ sống tầm 5 đến 6 tháng mà thôi.
- Trên thân cây có nhiều tua cuốn để nó bám vào các dây khác.
- Thân cây thay vì tròn lẳn thì lại có cạnh. Mỗi dây của cây có thể dài tầm 2 đến 3m..
Lá:
- Các lá mọc so le
- Mỗi lá của cây có thể dài tới tầm gần 1 gang tay. Và rộng cơ bằng bàn tay là được
- Mỗi lá có thể chia làm từ 5 đến 7 thùy. Hình dáng giống quả trứng nhưng to hơn. Mép lá có nhiều răng cưa
- Thông thường thì phần mặt trên của lá có màu đậm hơn mặt dưới là được.
- Lá có nhiều gân nổi với nhiều lông ngắn mềm.
Hoa:
- Cây có cả hoa đực và hoa cái. Nó mọc riêng ở nách lá. Mỗi hoa thì đều có xuống dài
- Hoa có màu trắng tinh
Quả:
- Quả dài cỡ 1 gang tay và có hình thoi. Bên ngoài quả có nhiều vết lồi lõm.
- Khi quả còn xanh thì nó có màu xanh đậm hoặc nhạt. Khi già chín rồi thì có màu vàng hồng.
Khổ qua rừng có nhiều ở đâu?
Nguồn gốc của cây mướp đắng rừng được tìm thấy ở châu Phi, châu Á. Cụ thể tại một số nước như Nam Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, Việt Nam,…. Ngoài ra ở một số ít ở Úc. Riêng ở nước ta, cây khổ qua rừng xuất hiện ở các vùng đồi núi. Nhưng nhìn chung thì khổ qua rừng có nhiều ở miền Nam hơn miền Bắc.
Thu hái và sơ chế khổ qua rừng
Người ta có thể thu hái bất cứ lúc nào trong năm. Người ta dùng cả dạng tươi hay khô đều mang lại kết quả tốt.
Nếu muốn dùng được lâu thì có thể sơ chế cụ thể là phơi khô. Sau khi thu hái thì có thể thái khúc, rồi đem phơi cho khô là được.
Sau đó để vào trong túi nilon và để ở nơi thoáng mát. Thỉnh thoảng có thể mang ra phơi lại cho khỏi mốc là được.