Các món ăn có công dụng hỗ trợ chữa bệnh thường được người dân miền nam gọi là "nên thuốc". Tất nhiên, với sự đa dạng và phong phú của những thực phẩm tốt cho sức khỏe như vậy thì sẽ có rất nhiều món ăn vừa ngon vừa bổ cho bạn. TNB xin tổng hợp một số món ăn ngon và bổ từ khổ qua rừng (mướp đắng rừng) để bạn tham khảo.
1. Món khổ qua rừng xào đậu phụ:
Khổ qua rừng 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rừng rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
2. Món khổ qua rừng trộn rau cần:
Khổ qua rừng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột, cắt khổ qua rừng thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn khổ qua rừng với rau cần, nêm thêm các gia vị. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp. (theo Y học cổ truyền Việt nam).
3. Món khổ qua rừng xào trứng vịt:
Dùng quả khổ qua rừng bỏ hạt, bào mỏng rồi cho vào chảo xào, khi gần chín thì đập trứng cho vào, đảo sơ qua, nêm nếm gia vị. Những người thích ăn khổ qua rừng, nhưng không thích vị đắng, thì nên dùng món này, vì khi khổ qua rừng xào chung với trứng vịt, thì sẽ giảm đến 80% vị đắng của khổ qua rừng. Dùng món này vừa có tính chất mát, vừa bổ dưỡng. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
4. Món khổ qua rừng xào bột tề:
Khổ qua rừng 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua rừng bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu, ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
5. Món khổ qua rừng xào thịt nạc:
Cách làm tương tự như món khổ qua rừng xào đậu phụ, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ... (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
6. Món khổ qua rừng xào cà rốt:
Khổ qua rừng 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
7. Món khổ qua rừng với cá, thịt chà bông:
Dùng quả khổ qua rừng bỏ hạt, thái mỏng, ướp đá lạnh khoảng 15 phút, rồi dùng chung với cá hay thịt chà bông. Món này có tác dụng nhuận trường, đặc biệt còn có tác dụng giải độc rượu. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
8. Món canh rau tập tàng nấu với đọt và lá khổ qua rừng non:
Dùng đọt và lá khổ qua rừng non nấu canh với rau tập tàng (hổn hợp nhiều loại rau rừng), ăn có tác dụng giải cảm, nhuận tràng. (theo kinh nghiệm dân gian Nam Bộ).
9. Món thịt nạc hầm khổ qua rừng, củ cải:
Khổ qua rừng 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rừng rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
10. Món khổ qua rừng hầm:
Món dân gian thường dùng nhất là khổ qua rừng dồn thịt hầm, món này vừa có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát (khô cổ, khát nước), vừa có tính chất bồi bổ cơ thể. Nguyên liệu thường dùng để cho vào bên trong trái khổ qua rừng trước khi đem hầm là miến Tàu, thịt heo xay, nấm mèo, hành, tiêu trộn chung, ướp gia vị. Có thể thay thịt bầm bằng cá xay để vào nhân khổ qua rừng hầm (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
11. Món nấu nấm hương, đậu ván trắng và khổ qua rừng:
Dành cho bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên liệu gồm 150 g nấm hương, 200 g đậu ván trắng, 100 g khổ qua rừng. Trước tiên, cho đậu ván trắng vào nấu, khi chín thì cho nấm và khổ qua rừng vào nấu tiếp, nêm gia vị vừa ăn. Đây là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Thích dụng cho những người tiểu đường, ăn uống không ngon miệng, gầy sút, ăn uống khó hấp thu, thường xuyên đi tiêu phân sống.
Bài thuốc này có thể ăn thường xuyên hằng ngày với cơm hoặc có thể nấu cháo ăn hàng ngày thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường. (theo Lương y Chu Văn Tiến).
12. Nước khổ qua rừng tươi đun sôi:
Khổ qua rừng tươi 500g để cả ruột. Trước tiên rửa sạch khổ qua rừng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu khổ qua rừng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau. (theo Y học cổ truyền Việt nam).
13. Nước sắc khổ qua rừng:
Khổ qua rừng 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
14. Nước chiết khổ qua rừng ướp đường:
Khổ qua rừng tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rừng rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
15. Món mứt khổ qua rừng:
Dân gian còn dùng món mứt làm từ trái khổ qua rừng để giúp an thần, dễ ngủ - dùng loại khổ qua rừng thật đắng (trái nhỏ, xanh đậm), bỏ ruột, dùng kim châm thật nhiều vào trái, và đem ngâm trong nước độ 30 phút, lấy ra cắt dày 2-3 phân, để ráo nước. Cho đường cát vào nồi bắc lên bếp đến khi đường tan, thì cho khổ qua rừng vào để sên đường khoảng 1 giờ. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
15. Trà khổ qua rừng:
Khổ qua rừng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Khổ qua rừng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo quả khổ qua rừng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
Cách chế biến khác: Dùng thân, lá và quả dây khổ qua rừng, xắt nhỏ, phơi khô, sao vừa vàng để bảo quản lâu. Khi uống pha với nước sôi chung với trà xanh.
Trà khổ qua rừng giúp giải nhiệt, hỗ trợ điều trị tâm thần bất định, hồi hộp, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng. hơn. (Theo BS. Lê Thúy Tươi).
Khổ qua rừng rừng Mudaru được chuẩn hóa về vùng trồng, chọn giống và bảo quản (được trồng trong nhà lưới, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón hoàn toàn bằng phân trùn quế), để cho ra hàm lượng dược chất cao nhất, đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong khách hàng trong quá trình sử dụng.
Với phương châm “Tất cả nguyên bản” Các sản phẩm từ khổ qua rừng và cỏ ngọt của Công ty Cổ phần TNB Việt Nam mang thương hiệu Mudaru được sản xuất trên dây chuyền khép kín và an toàn, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại có thể đáp ứng mọi nhu cầu thị trường:
- Trà khổ qua rừng Mudaru (Trà thô)
- Trà khổ qua rừng túi lọc Mudaru
- Viên uống khổ qua rừng Mudaru (Viên nang)
- Viên uống khổ qua rừng Mudaru (Viên hoàn)
TNB Việt Nam cam kết tất cả sản phẩm làm từ 100% khổ qua rừng và cỏ ngọt stevia, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Sản phẩm khổ qua rừng Mudaru được sản xuất với các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên nên có thể dùng thường xuyên và lâu dài, không kỵ với thuốc tây.