Bệnh tiểu đường hay bệnh dư đường hay đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư...
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y Dược Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua rừng có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường. Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 (Type-1) do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 (Type-2) do tiết giảm insulin hoặc đề kháng insulin.
Tiểu đường Type 1
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Tiểu đường Type 2
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Khổ qua rừng và bệnh tiểu đường tuýp 2
Khổ qua rừng hay mướp đắng rừng có tính hàn, vị đắng, không độc. Khổ qua rừng không những mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe mà còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 rất tốt.
Các chất có trong khổ qua rừng làm tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. Ngoài ra còn có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường type 2.
Bệnh tiểu đường có diễn biến phức tạp. Nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn tới các biến chứng tiểu đường hết sức nguy hiểm. Chính vì vậy người bệnh cần kiểm soát đường huyết của mình thật tốt. Bên cạnh việc dùng thuốc uống điều trị bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp với các loại thuốc nam chữa bệnh tiểu đường để tăng thêm hiệu quả trong quá trình điều trị.
Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
Trà khổ qua rừng Mudaru được sản xuất theo quy trình được kiểm định nghiêm ngặt từ các chuyên gia. Rất tốt với bệnh nhân tiểu đường type 2, người sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát...