Để tạo điều kiện thuận lợi khi theo dõi và chữa trị, căn cứ vào cơ sở bệnh lý của bệnh nhân, kết hợp với đặc điểm biểu hiện lâm sàng cũng như cách chữa trị tương ứng, bệnh tiểu đường được chia ra hai dạng là bệnh tiểu đường phụ thuộc insuline và bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insuline, Cách phân loại này đã được vận dụng phổ biến trên thế giới, có ý nghĩa chỉ đạo về mặt chữa trị lâm sàng và nghiên cứu.
Phân loại bệnh tiểu đường như thế nào?
(1). Bệnh tiểu đường dạng phụ thuộc insuline: Còn gọi là bệnh tiểu đường loại I hay Type I, người mắc bệnh tiểu đường dạng này phải tuyệt đối phụ thuộc vào nguồn insuline đưa từ ngoài vào, tức là phải chữa trị bằng insuline đưa từ bên ngoài vào, nếu không thì thường xuyên bị ngộ độc toan ceton, chữa trị không kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Độ tuổi phát bệnh thường là dưới 30, trong Cơ thể người bệnh bị thiếu insuline trầm trọng, khi xác định insuline trong huyết tương thấy thấp hơn mức bình thường nhiều, khá nhạy cảm với chữa trị insuline, ngoài ra một số ít bệnh nhân phát bệnh rất chậm, từ dạng không phụ thuộc insuline chuyển biến thành dạng phụ thuộc insuline.
Những biến chứng của bệnh tiểu đường
(2): Bệnh tiểu đường dạng không phụ thuộc insuline còn gọi là bệnh tiểu đường loại II hay Type II. Bệnh tình thường nhẹ, quá trình mắc bệnh chậm, tuổi mắc bệnh thường từ 40 trở lên, cơ thể béo phì, mức hạ insuline trong cơ thể không rõ rệt, có thể chỉ là triệu chứng insuline trong máu cao, cơ thể không nhạy cảm với insuline, nói chung rất ít xảy ra nhiễm độc toan ceton, cũng không cần chữa trị bằng nguồn insuline đưa từ bên ngoài vào, khi bệnh nhân bị cảm cúm hoặc mổ thì phải chữa trị bằng nguồn insuline đưa từ bên ngoài vào, cũng có một số bệnh nhân uống thuốc hạ đường hiệu quả không tốt phải chuyển sang chữa trị bằng insuline, nhưng sau khi dừng insulin cũng không xảy ra nhiễm độc toan ceton. Ngoài những trường hợp đặc biệt đó ra, đối với bệnh nhân tiểu đường dạng này chỉ cần khống chế tốt chế độ ăn uống và uống thuốc hạ đường huyết là có thể thu được hiệu quả chữa trị như mong muốn.
Tiểu đường Tuýp 2
Chẩn đoán bệnh tiểu đường gồm những nội dung chủ yếu nào?
(1). Hỏi bệnh nhân về bệnh sử
(2). Điều tra theo bệnh sử bao gồm bệnh sử tiểu đường, bệnh sử chửa đẻ không bình thường, bệnh sử cảm nhiễm và bệnh sử béo phì, vv...
(3). Triệu chứng lâm sàng:
- Miệng khô khát
- Ăn nhiều háu đói
- Béo phì hoặc sút cân
- Người mệt mỏi rã rời
- Các biểu hiện khác.
(4). Các chứng bệnh cùng phát sinh với tiểu đường:
- Biến chứng mạch máu nhỏ
- Xơ cứng động mạch lớn
- Biến chứng hệ thống thần kinh
- Giảm sút thị lực.
Xơ cứng động mạch lớn là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường
(5). Hóa nghiệm lâm sàng:
- Kiểm tra hàm lượng đường huyết khi bụng đói
- Kiểm tra đường trong nước tiểu
- Làm thí nghiệm sức chịu đựng đường gluco.