Trong hàng thập kỷ trở lại đây, con người chỉ biết đến hai dạng đái tháo đường là: tiểu đường týp 1 và tiểu đường týp 2. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác nhận có loại đái tháo đường týp 3 và khá phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn là tiểu đường týp 2 dẫn đến điều trị không chính xác.
Tiểu đường type 1 khác type 2 như thế nào?
Đây là hai thể tiểu đường có tích chất cũng như đối tượng, cách thức điều trị khác nhau.
Tiểu đường type 1: Là thể bệnh của trẻ. Có tính chất di truyền, bẩm sinh nhiều hơn. Do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin. Bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.
Các giai đoạn hình thành nên bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
Tiểu đường type 2: Thường gặp ở người lớn. Liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng... Phải điều trị bằng thuốc (có thể dùng insulin cho cả thể người lớn để phòng thoái hoá, suy tuyến tụy) và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân. Trước đây, trẻ em chủ yếu bị tiểu đường type 1 nhưng thời gian gần đây, số trẻ bị tiểu đường type 2 bắt đầu gia tăng. Thói quen ăn nhiều đường, thực phẩm có nhiều năng lượng, chất béo nhưng lại lười vận động, xem ti vi, chơi điện tử nhiều... gây tình trạng thừa cân ở trẻ khiến tuyến tụy bị quá tải, là nguyên nhân chính gây tiểu đường type 2 ở trẻ em. Hệ quả là nguy cơ bị các bệnh tim, thận, tuần hoàn máu và các chứng loạn thị cũng tăng lên.
Có khoảng 4,9% số trẻ từ 4 - 6 tuổi tại Hà Nội bị thừa cân, béo phì. Ở TPHCM, tỉ lệ này còn cao hơn rất nhiều. Có 6% trẻ dưới 5 tuổi và đến 22,7% trẻ đang học cấp I bị thừa cân, béo phì. Đây là lý do khiến bệnh tiểu đường liên quan đến ăn uống ở trẻ ngày càng gia tăng và rất đáng lo ngại.
Thói quen của trẻ thích ăn thực phẩm có nhiều năng lượng, chất béo nhưng lại lười vận động có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tiểu đường
Cảnh báo tiểu đường type 2 ở trẻ em
Số trẻ bị tiểu đường type 2 bắt đầu gia tăng là một tín hiệu xấu và khó không chế do ưẻ vẫn cần đủ lượng dinh dưỡng để phát triển. Bé Nguyễn Thế (Bắc Giang) năm nay mới 10 tuổi nhưng cân nặng đã lên tới 40kg. Bé là một điển hình cho trường hợp tiểu đường type 2 ở trẻ em. Theo đúng chỉ định của bác sĩ, bé Thế sẽ phải giảm cân, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn có sự giám sát chặt chẽ của gia đình.
“Trước đây, dù mập nhưng gia đình vẫn cho cháu ăn thoải mái theo nhu cầu. Đến khi phát hiện cháu bị tiểu đường type 2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn là cả một quá trình vất vả, cấm ăn nhiều trong bữa chính, bé lại “rình” khi cha mẹ không có nhà thì “ăn vụng” từ cơm, thức ăn đến đường sữa, kẹo bánh. Càng bắt ăn kiêng, bé càng hay ăn vụng vì thế cân nặng của cháu vẫn không được cải thiện nhiều”, mẹ cháu Thế than vãn.
Đôi với trẻ bị tiểu đường type 2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn vô cùng vất vả bởi bé phải kiêng khem nhưng lại không thể khắt khe như người lớn vì bé vẫn cần cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động và phát triển cơ thể.
Bệnh Alzheimer (hay còn gọi bệnh mất trí nhớ) được tạm gọi là bệnh tiểu đường type 3
Có hay không bệnh tiểu đường tuýp 3?
Y học vừa phát hiện ra một dạng khác của bệnh tiểu đường sau khi khám phá não bộ cũng có khả năng sản xuất ra insulin tương tự tuyến tụy.
Nếu như bệnh tiểu đường type 1 và 2 (ảnh hưởng đến lượng đường huyết) xuất hiện khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin cần thiết cho cơ thể thì bệnh tiểu đường type 3 không sản xuất được một lượng insulin trong não như bình thường. Điều này dường như có liên quan đến bệnh Alzheimer (hay còn gọi bệnh mất trí nhớ).
Người bị tiểu đường thường có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn người bình thường
Từ lâu các nhà khoa học đã biết được rằng những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn người bình thường 65%. Trong tuyến tụy của người bị bệnh tiểu đường type 2 và trong mô não của những người mắc bệnh Alzheimer, các nhà khoa học đã tìm thấy cùng một loại chất lắng protein. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 trường hợp này.
ở bệnh Alzheimer, những tế bào bị chết nằm ở phần não điều khiển khả năng ghi nhớ. Trong tương lai, theo các nhà khoa học, cần có thêm nghiên cứu về mối liên hệ tiềm ẩn giữa bệnh mất trí nhớ và bệnh đái tháo đường.