Bệnh cao huyết áp đối với những bệnh nhân không dùng thuốc thì ngoài thay đổi và xây dựng lối sống lành mạnh cần phải bổ sung thêm các thực phẩm giúp ổn định huyết áp và hỗ trợ quá trình điều trị. Hãy cùng Mudaru điểm qua 6 loại thảo dược cho người cao huyết áp từ thiên nhiên và rất dễ tìm trong dân gian nhưng lại vô cùng tốt cho người cao huyết áp sau đây
Những thảo dược cho người cao huyết áp
Khổ qua rừng (Mướp đắng rừng)_thảo dược cho người cao huyết áp hàng đầu
Khổ qua rừng có tên khoa học là Momordica charantia, trong loại thảo dược này chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C và những chất chống lại các gốc tự do, đây là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh cao huyết áp, tim mạch, giúp ổn định tốt đường huyết và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, khổ qua rừng còn làm giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm cân, ngăn chặn nguy cơ của bệnh gout, giúp ngủ ngon và làm đẹp da,…
Khổ qua rừng thường được sử dụng trong thực đơn dinh dưỡng và sấy khô trở thành trà uống hằng ngày rất bổ ích. Mudaru là một trong những thương hiệu trà khổ qua rừng với giá trị tôn trọng sự nguyên bản từ tinh túy thiên nhiên. Đây là là món quà dành cho sức khỏe của bạn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
Cây hòe_dược liệu hỗ trợ hạ huyết áp
Cây hòe có tên khoa học là Styphnolobium japonicum, thuộc họ đậu, thường sống tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại cây này được phân bố tại rất nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Mỹ,… Tại Việt Nam, cây hoa hòe sống nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và một số nơi tại Nghệ An, Ninh Bình,…
Đây là loài cây thân gỗ, sống rất lâu năm, nụ hoa và quả được sử dụng làm dược liệu. Với vị đắng nhưng rất mát, lành tính giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, viêm võng mạc, giảm cholesterol, xơ vữa động mạch,….
Cây dừa cạn (cây hải đằng)
Dừa cạn có tên khoa học là Catharanthus roseus, thuộc họ trúc đào, là loại thực vật có thân thảo sống nhiều ở các vùng nhiệt đới. Loài thực vật này có mặt tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia,….
Loài thảo dược này có vị đắng nhưng mát, rễ, thân, lá được sử dụng bào chế thuốc chữa bệnh. Theo Đông Y thì đây là dược liệu hỗ trợ tiêu viêm, thông tiểu và hạ huyết áp cực kỳ tốt. Ngoài ra còn điều trị kiết lỵ, tiểu đường, chống lại các tế bài ung thư, hỗ trợ bệnh nhân mất ngủ. Trong nghiên cứu y học hiện đại thì dừa cạn hỗ trợ điều trị bệnh máu trắng, lọc máu, làm săn da, tẩy giun.
Ngoài ra, dừa cạn được trồng để làm cảnh trong các khuôn viên nhà, công viên,…
Cây cỏ ngọt_thảo dược tốt cho mọi nhà
Cây cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia rebaudiana, thuộc họ cúc, là loài thảo dược phát hiện đầu tiên tại Paraguay và du nhập vào Việt Nam từ năm 1990. Đây là loài cỏ có kích thước nhỏ, tuổi đời khoảng 6 tháng, có búp non và lá được sử dụng chế biến dược phẩm.
Trong cỏ ngọt có chứa Steviol – một hoạt chất với độ ngọt gấp 300 lần đường kính nhưng không chứa năng lượng, không bị phân hủy hay lên men nên được dùng tạo ngọt cho người ăn kiêng, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tiểu đường rất tốt.
Cúc hoa_hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Cúc hoa có tên khoa học là Chrysanthemum sinense Sabine, thuộc họ Cúc Asteraceae. Cúc hoa có nhiều loại thường được phân biệt bởi màu sắc là cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum) có vị đắng, hơi cay, tính ôn và cúc hoa trắng (Chrysanthemum sinense) có vị ngọt, hơi nhẫn, tính hàn. Đây là loài cây trồng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, mất ngủ, sốt,…
Sen
Cây sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, thuộc họ sen. Thông thường dựa vào màu sắc mà dân gian phân loại sen thành: sen hồng và sen trắng. Sen là loài cây sống chủ yếu ở các ao hồ và rất gần gũi với đời sống hằng ngày. Hầu như cây sen được trưng dụng toàn bộ để làm thực hỗ và bào chế dược phẩm như: tâm sen, hạt sen, lá sen, ngó sen, gương sen,…hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh khác nhau như: cao huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, giải nhiệt, giảm đau, an thần, kiết lị, chảy máu cam, tiêu chảy, béo phì, mỡ