Người bệnh tiểu đường có thể thay thế những thực phẩm như gạo lứt, khoai lang, hạt chia thay vì ăn cơm, vì trong cơm chứa rất nhiều tinh bột.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn gì thay cơm?
Cơm được nấu từ gạo là thực phẩm có chứa nhiều tinh bột nhất, có chỉ số đường huyết cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn. Tuy vậy, nếu cơ thể thiếu tinh bột sẽ dẫn đến hạ đường huyết, ở mức độ nặng có thể gây ra tử vong và hôn mê. Người mắc bệnh tiểu đường cần chọn những thực phẩm thay cơm và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động.
Sau đây là những thực phẩm thay cơm trắng khuyên người tiểu đường nên dùng:
- Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo khi xay chỉ bỏ vỏ trấu bên ngoài còn giữ được lớp vỏ cám bên trong, lớp vỏ này chứa nhiều chất xơ hòa tan, có nhiều vitamin B1. Những ngườibị bệnh tiểu đường ăn nhai kỹ sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm thèm ăn.
Gạo lứt còn có tác dụng làm chậm hấp thu lượng đường trong cơ thể nên không gây ra đường huyết tăng. Gạo lứt còn có tác dụng hỗ trợ tim mạch và điều hòa huyết áp
- Yến mạch
Yến mạch có 2 loại: yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Trong yến mạch có chứa chất xơ, đây là một loại thực phẩm thay thế cơm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Có thể chế biến yến mạch thành nhiều món khác nhau như nấu cháo, trộn xalac, sữa chua..
- Hạt chia
Thành phần dinh dưỡng trong hạt chia, hạt lanh bao gồm chất xơ, vitamin K, sắt, photpho, kali, omega-3… giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, giảm huyết áp. Hạt chia dùng chế biến thành nước uống rất mát.
- Khoai lang
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh tỳ, thận, giúp nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, tiêu viêm, thanh can, sáng mắt; chữa vàng da ở trẻ em, mụn nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đại tiện táo bón; di tinh, đái đục; phụ nữ có kinh nguyệt không đều; sốt nóng li bì, thân thể nhứt mỏi
Thành phần: Khoai lang chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp cơ thể tiêu hóa chậm và no lâu. Vì khoai lang chứa nhiều tinh bột nên bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý từ cách chế biến đến liều lượng dùng.
Một số người khi gặp vấn đề về tiểu đường đã thay thế cơm bằng bún, phở, hủ tiếu, mì… Nhưng những thực phẩm này đều làm từ nguyên liệu chính là gạo, qua quá trình chế biến sẽ làm giảm chất xơ và vài chất dinh dưỡng có trong cơm khiến cho đường huyết bệnh tăng cao sau khi ăn. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ và có chế độ ăn hợp lý cho người tiểu đường
Ăn cơm như thế nào để tốt cho người tiểu đường?
Nếu biết ăn cơm đúng cách, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn cơm bình thường mà không dùng thực phẩm thay thế khác. Khi ăn cơm trắng cần lưu ý:
Dựa theo nhu cầu cơ thể mà bổ sung lượng tinh bột nhất định: Ăn ít tinh bột hơn so với những bữa ăn bình thường, sau khi ăn nên đo lại đường huyết xem chỉ số là bao nhiêu. Cứ thấy sau mỗi lần đo có chỉ số là 10mmol/l thì người bệnh cần ăn ít hơn vào những lẩn sau.
Dựa theo cân nặng thể trạng nam nữ : Đối với nữ, chỉ nên ăn 1 chén cơm vào trưa, chiều, sáng ăn nhẹ. Đối với nam, chỉ nên ăn 1,5 chén cơm vào trưa, chiều, sáng ăn nhẹ
Ăn theo trình tự: Canh và rau trước, sau đó đến cơm