Năm 2016, tại Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II, Hội tim mạch học Việt Nam đã thông kê có khoảng 48% người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp. Đây là chứng bệnh làm hơn 7 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm. Vậy mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp báo động như thế nào?
Thống kê thiệt hại sự nguy hiểm của bệnh cao huyết áp
Sự nguy hiểm nằm ở cụm từ “Kẻ giết người thầm lặng”. Đây là cách gọi của nhiều chuyên gia, bác sĩ để nhận định bệnh này. Bởi bệnh không có những triệu chứng điển hình, bệnh đến không có sự “báo trước”.
Theo điều tra thống kê, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị cao huyết áp. Theo WHO công bố, mỗi năm số bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của nó là trên 7 triệu người.
Riêng tại Việt Nam, thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam công bố: có 52,8% người Việt Nam có huyết áp bình thường, 47,2% người Việt Nam. Một kết quả rất đáng báo động.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp
Một số bác sĩ gọi cao huyết áp là “sát thủ giấu mặt” bởi vì nó dần gây tổn thương lên tim, mạch, thận và các cơ quan khác mà không có, hoặc có rất ít triệu chứng báo hiệu.
Thực tế là chỉ có phân nửa số người bị cao huyết áo nhận biết về nó rõ ràng và đầy đử. Chỉ thỉnh thoảng những đợt cao huyết áp bất thường mới làm cho người bệnh bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Đối với người bị cao huyết áp, bác sĩ tìm kiếm những dấu hiệu của các cơ quan bị tổn thương như thăm dò xem trong đáy mắt có các mạch máu bị co xẹp hay bị dày lên không, trong mắt có hiện tượng xuất huyết nhẹ hay không; nghe nhịp tim để dò tìm những biểu hiện bất thường; kiểm tra sự lưu chuyển dòng máu trong các động mạch và khám bụng để tìm các dấu hiệu cho thấy thận bị lớn.
Những khu vực nguy hiểm ở người mắc bệnh cao huyết áp:
Mắt: Cao huyết áp không gây tổn hại nghiêm trọng cho tầm nhìn, cho đến khi nó quá cao. Tuy nhiên, những bất thường nơi các mạch máu nhỏ trong võng mạc có thể thấy được rất rõ, ngay cả khi huyết áp mới chỉ lên chút đỉnh. Đó là chỉ báo cho thấy huyết áp đã có lúc tăng cao.
Tim: Cao huyết áp gây ra sức ép rất lớn lên tim. Điều này chỉ là cục bộ vì lượng máu về tim bị giảm và cũng bởi vì nó khiến tim phải làm việc nặng nề hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Thời gian trôi qua, tim sẽ dần bị lớn và yếu đi, các chức năng bị suy giảm.
Thận: Cao huyết áp làm tổn thương các mô và các tiểu động mạch trong thận, khiến nó hoạt động kém hiệu quả.
Mạch máu: Cao huyết áp không được điều trị sẽ làm cho các mạch máu bị hẹp và chai cứng dần, dẫn đến chứng xơ vữa động mạch - là tình trạng dày lên của các mạch máu, vốn có liên quan đến các bệnh tim mạch. Cao huyết áp kéo dài không được điều trị sẽ gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan khác nhau. Việc điều trị kịp thời làm giảm được các nguy cơ phát triển các chứng bệnh nguy hiểm.
Não: Chóng mặt, choáng đầu, đau đầu, là các triệu chứng thần kinh thường gặp ở cao huyết áp, chủ yếu là do chức năng của đại não bị rối loạn và chức năng thần kinh tự chủ mất điều hòa gây ra. Triệu chứng hoa mát chóng mặt là do động mạch cấp máu không đầy đủ gây nên thường là vấn đề hay gặp nhất. Nếu cùng phát với bệnh mạch máu não, cho dù là thiếu máu hay xuất huyết thì ngoài các chứng hoa mắt, chóng mắt, đau đầu và hôn mê ra còn xuất hiện các dấu hiệu thần kinh thiếu khả năng định vị như méo mòn, tê liệt toàn thân, sau khi cấp cứu trị liệu vẫn còn các triệu chứng không thể chửa khỏi hoàn toàn, để lại các di chứng về sau dưới nhiều cấp độ.
Thống kê của các tác giả trên thế giới đã cho thấy tần suất tai biến mạch máu não tăng rất rõ ở những bệnh nhân cao huyết áp, tần suất đó là 17% ở nam, 8% ở nữ, tăng lên 51% (nam) và 35% (nữ) nếu là bệnh nhân cao huyết áp theo nghiên cứu của Kannel và cộng sự. Hội nghị quốc tế về tuần hoàn não lần thứ 4 họp ở Toulouse (Pháp) năm 1985 còn cho là bệnh cao huyết áp làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên bảy lần so với người không có bệnh đó, nguy cơ này tăng dần theo tuổi và mức huyết áp cao nhất
Khuyến cáo tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp
Theo GS.TS Phạm Gia Khải, nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam khuyến cáo: để phòng ngừa, hạn chế tác hại từ căn bệnh này, nên đo huyết áp vào những thời điểm nhất định trong ngày, nhớ con số huyết áp của mình thật kĩ, không thể quên. Đồng thời , chế độ dinh dưỡng cần phải hợp lí. Chẳng hạn như không ăn mặn, mỡ động vật, giảm bớt thực phẩm có axit béo,...
Song, cũng cần loại bỏ dần các thói quen không lành mạnh như hạn chế uống rượu bia, lười vận động thể dục thể thao. Cần rèn luyện sức khỏe mỗi ngày từ 30 – 45 phút hoặc vận động thể lực nhẹ nhàng. Điều không nên quên, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, để phát hiện và điều trị sớm nếu có bệnh.
Tóm lại, tăng huyết áp là một bệnh mạn tính và vô cùng nguy hiểm. Nếu chúng ta biết quan tâm đến cơ thể đầy đủ và khoa học, ắt hẳn những nguy hiểm do căn bệnh mang lại sẽ giảm tới mức tối thiểu.