Bệnh mỡ máu là một dạng bệnh lý sinh học xảy ra trong một thời gian dài nhưng lại không có biểu hiện đặc trưng để nhận biết. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chú những dấu hiệu của bệnh mỡ máu sau đây để kịp thời đến các cơ sở y tế, bệnh viện kiểm tra.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu
Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Ăn nhiều chất béo bão hòa – mỡ động vật và chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong một số bánh quy, bánh nướng có thể làm tăng mức cholesterol của bạn. Những thực phẩm giàu cholesterol, chẳng hạn như thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có chất béo cũng sẽ làm tăng cholesterol toàn phần.
Béo phì: Có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên khiến bạn tiềm ẩn nguy cơ bị rối loạn lipid máu.
Chu vi vòng eo lớn: Nguy cơ của bạn tăng lên nếu bạn là đàn ông có chu vi vòng eo ≥ 102 cm hoặc phụ nữ có chu vi vòng eo ≥ 89 cm.
Lười vận động, tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp tăng cường HDL-cholesterol. Do đó, nếu bạn ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên.
Hút thuốc: Hút thuốc lá làm hỏng các thành mạch máu, làm cho LDL-cholesterol dư thừa tích tụ. Hút thuốc cũng có thể làm giảm mức HDL-cholesterol của bạn.
Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao góp phần làm tăng LDL-cholesterol và giảm HDL-cholesterol. Lượng đường trong máu cao cũng làm tổn thương niêm mạc động mạch của bạn.
Những dấu hiệu của bệnh mỡ máu
Hàng ngàn năm trước, các thầy thuốc Đông y đã biết các chuẩn đoán bệnh thông qua màu da, màu mắt… Ngày nay trong việc chẩn đoán ban đầu các bác sĩ Tây y vẫn thường hỏi bệnh nhân các câu hỏi như: có đau đầu không, có muốn ói không, có tức ngực không v.v.v. Phàm loại bệnh nào cũng có những dấu hiệu riêng của nó, bệnh mỡ máu cũng thế. Ta hoàn toàn có thể lắng nghe cơ thể mình, nhận biết các dấu hiệu của bệnh mỡ máu, sẽ có ích cho việc điều trị nay mai.
Triệu chứng rối loạn lipid máu ban đầu không rõ ràng nên người mắc có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác, thậm chí là không biết mình bị bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh biến chứng sang xơ vữa động mạch, nó có thể gây ra một số triệu chứng sau:
Vùng ngực đau thắt_dấu hiệu của bệnh mỡ máu
Thường có cảm giác đau thắt hoặc khó chịu, đau tức, khó thở, bóp nghẹt kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Những cơn đau này có thể lan sang hai bên cánh tay và các vị trí khác như cổ, hàm, dạ dày,….và nó tự mất đi. Ngoài ra, các cơn đau có thể đến bất cứ lúc nào khi chúng ta gắng sức.
Vùng da
Xuất hiện các ban màu vàng nhạt và các nốt phồng nhỏ, có bề mặt bóng vùng quanh mắt, gót chân, lưng,…..không gây đau và ngứa nhưng phải thận trọng. Ngoài ra, chúng ta thường gặp các ban vàng (xanthelasma), u vàng gân (tendon xanthomas), u vàng dưới màng xương (periostea xanthomas), u vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas), ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas) ở các vùng mắt, khuỷu tay, đầu gối, các khớp đốt bàn tay,…
Một số vấn đề đột ngột
Chúng ta có thể đột ngột gặp các cơ đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, khó chịu, tê tay hoặc chân, ra mồ hôi nhiều không rõ nguyên nhân.
Gan nhiễm mỡ
Với những người không có lối sống lành mạnh, chán ăn, mệt mỏi, bứt rứt và sút cân trong thời gian dài. Khi gặp phải các biểu hiện như trên nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để chuẩn đoán về gan và đo men gan. Vì gan nhiễm mỡ là một trong những dấu chứng nội tạng của bệnh mỡ máu.
Các vấn đề về tụy và động mạch
Khi phát hiện các vấn đề như viêm cấp, phù nề một phần và amylase máu tăng vừa phải thì tụy đang gặp sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này xảy ra khi hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao. Ngoài ra, ở các động mạch sẽ có hiện tượng xơ vữa làm tắc nghẽn con đường vận chuyển máu và oxy đi nuôi cơ thể, gây ra nhiều biến chứng tim mạch tử vong đột ngột nếu kéo dài mà không có phương pháp điều trị đúng đắn.
Khi có dấu hiệu của bệnh mỡ máu, hãy có biện pháp phòng ngừa sớm
Thực ra, bệnh nào cũng vậy, nếu được phát hiện sớm, sẽ dễ dàng hơn cho việc chữa khỏi hoàn toàn. Để phòng ngừa bệnh mỡ máu, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Nên sử dụng thức ăn chứa nhiều chất béo có lợi như: cá, dầu thực vật,…
Hạn chế tối đa chất béo bão hòa.
Ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều chất xơ hòa tan và khoáng chất có lợi.
Cần kiểm soát trọng lượng cơ thể cân đối dẻo dai.
Không nên sử dụng các các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, vì đây là thời gian ít vận động, dẫn tới khó tiêu, năng lượng không được đốt cháy, cholesterol đọng lại trong thành mạch máu.
Tóm lại, nếu bệnh phát triển ở giai đoạn nặng sẽ khó khăn cho việc điều trị dứt điểm, dẫn đến tái đi phát lại. Các dấu hiệu trên sẽ giúp ta nhận biết sớm để phòng ngừa hoặc điều trị căn bệnh nguy hiểm này.