Cao huyết áp là một căn bệnh mạn tính và diễn biến thầm lặng. Để ngăn ngừa, cũng như điều trị một cách có hiệu quả, cách tốt nhất là hiểu được cội rễ, biết rõ nguồn gốc gây ra bệnh. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp được chẩn đoán do những hệ quả như sau.
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp từ bên trong
Viêm thận
Viêm thận cấp tính hoặc mạn tính đều có nguy cơ dẫn đến cao huyết áp. Thường có những biểu hiện ban đầu là phù; thường bắt đầu từ mặt, mắt (mí mắt trên). Thời kỳ đầu huyết áp tăng cao và dao động lớn, thời kỳ sau dẫn đến huyết áp tối thiểu tăng; có những biểu hiện đau lưng, sợ lạnh, chân tay mỏi, cơ thể mềm nhược. Tiểu ít, nước tiểu thường vàng thẫm; đôi khi đục như nước gạo hoặc có máu. Kém ăn, kém ngủ và mệt mỏi.
Viêm đài thận mạn tính
Biểu hiện thời kỳ đầu, thân nhiệt thường hạ với thời gian kéo dài, đau lưng đi tiểu nhiều lần, không nín tiểu được, khi đi thường đau buốt, đầu thường đau căng, tim đập nhanh. Huyết áp tăng cao, thể trạng suy nhược thiếu máu, phù thũng. Trong nước tiểu có thể có máu mủ và vi khuẩn.
Lao thận
Các vấn đề về thận là một trong những nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Biểu hiện thân nhiệt thấp, tự ra nhiều mồ hôi. Đi tiểu nhiều lần, lượng nhiều, thường nước tiểu có máu. Có thể biểu hiện các chức năng thận bị giảm kèm theo cao huyết áp.
Nang thận
Biểu hiện đau lưng đôi khi đau bụng có thể đi tiểu ra máu. Khi các nang phát triển huyết áp thường tăng, đồng thời với sự xơ cứng các động mạch.
Có u ở tuyến thượng thản
Biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu, buồn nôn, thị lực giảm; ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh và tê bì. Đau vùng ngực và bụng. Kém ngủ, tinh thần căng thẳng, kèm theo huyết áp tăng.
Động mạch bị xơ cứng
Do thành mạch bị biến đổi, dày lên và xơ cứng, tính đàn hồi bị giảm đi, lòng mạch bị nhỏ lại. Trường hợp này thường dẫn đến sự tặng huyết áp tối đa; còn huyết áp tối thiểu bình thường hoặc hơi hạ. Thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, động mạch vành bị biến dạng dẫn đến đau thắt ngực, cơ tim bị cứng hoá. Đa phần thấy ở nam giới. Tính chất nặng hay nhẹ là do mức độ hẹp của miệng động mạch chủ. Có người khi tuổi trưởng thành mới phát hiện thấy. Cơ thể thường biểu hiện mệt mỏi, đau vùng tim, tim đập nhanh. Huyết áp ở tay cao, huyết áp ở chân lại thấp hơn. Thời giàn đầu huyết áp thường biển hiện cao ở mức độ vừa kèm theo đau đầu, chóng mặt, tiểu nhiều, tiểu đêm phiền toái, chân tay vô lực tê bì, co quắp. Với các xét nghiệm máu thấy hàm lượng kali giảm và natri tăng. Ngoài ra hẹp động mạch chủ cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp.
Cường năng tuyến giáp
Do hormone tuyến giáp phân tiết quá nhiều dẫn đến tim đập nhanh, tinh thần căng thẳng, nhiều mồ hôi; sợ nóng, mắt bị lồi; phù tuyến giáp, thường ăn nhiều mà trọng lượng cơ thể lại giảm, do chuyển hoá cơ bản tăng kèm theo là tăng huyết áp tối đa; huyết áp tối đa; huyết áp tối thiểu thấp.
Do nhiễm độc khi thai nghén
Phụ nữ mang thai, nhất là ba tháng cuối có thể có cơn cao huyết áp, biểu hiện bằng những cơn co giật, mà người ta gọi là sản giật. Một số thuốc như Corticoid, thuốc phòng ngừa thai, thuốc cam thảo dùng lâu ngày... đều có thể gây cao huyết áp tạm thời. Do tăng hàm lượng Cholesterol trong máu: Vượt quá giới hạn cho phép (5,68mmol/l) sẽ ảnh hưởng đến thành mạch.
Rối loạn lipid máu
Khi nồng độ mỡ trong máu cao => động mạch chịu ảnh hưởng do áp lực dòng máu lớn => động mạch bị tổn thương, xơ cứng, giảm đàn hồi => huyết áp sẽ tăng lên.
Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần giảm tiêu thụ các chất béo không lành mạnh như: những sản phẩm sữa nguyên chất béo, nội tạng động vật, trứng lộn…; nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc,… nhằm ổn định huyết áp.
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp từ bên ngoài:
Tiền sử gia đình
Ngày nay có rất nhiều nghiên cứu thống kê rằng, không chỉ người lớn mắc bệnh cao huyết áp, mà số lượng trẻ em mắc bệnh này cũng gia tăng nhanh chóng. Đó là biểu hiện phát bệnh do tiền sử gia đình hoặc yếu tố di truyền mà ra.
Ở bố và mẹ có huyết áp bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh của con là 3%. Nếu bố hoặc mẹ có một người mắc bệnh thì tỷ lệ này ở con là 28%. Nếu cả bố lẫn mẹ đều bị cao huyết áp thì tỷ lệ của con là 45%.
Tuổi tác tỉ lệ thuận với nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể già đi, mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi và dẫn đến nguy cơ cao huyết áp nguyên phát. Tuổi càng cao, thành mạch máu càng lão hóa và xơ cứng, áp lực trong lòng mạch sẽ tăng lên. Vì vậy, huyết áp ở người lớn tuổi sẽ cao hơn người trẻ tuổi.
Tuổi tác sẽ ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Độ tuổi thường được chuẩn đoán mắc bệnh nhiều là trên 35 tuổi. Với nam giới trong khoảng 30-50 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh là thường gặp nhất. Hiện nay, độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, vì vậy ở độ tuổi nào cũng cần phải cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
Thật vậy, tuổi tác là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu người lớn tuổi kết hợp tốt các biện pháp ngăn ngừa khác, vẫn có thể sống vui khỏe.
Béo phì – nguyên nhân của bệnh cao huyết áp hàng đầu
Bởi chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí, cộng với thói quen ít vận động làm cho người ta dễ bị mắc bệnh béo phì. Nhiều học giả đã chứng minh, người có khối lượng cơ thể càng tăng => huyết áp sẽ tăng theo. Bởi theo thống kê dân số mắc bệnh cao huyết áp, đa phần thuộc nhóm người béo phì.
Với việc kiểm tra chỉ số Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể - BMI) dựa trên chiều cao, cân nặng ở người trưởng thành thì ở người bình thường dao động trong khoảng 18,5 - 24,9. Nếu chỉ số BMI càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp càng nhiều.
Khuyến nghị rằng, bên cạnh việc luyện tập thể dục, cần chú ý chế độ dinh dưỡng để duy trì trọng lượng cơ thể hợp lí.
Chế độ ăn uống chứa nhiều muối
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, gần 1/3 số trường hợp bị cao huyết áp nguyên phát đều có liên quan đến tiêu thụ quá nhiều muối. Vì muối sẽ làm tăng tính giữ nước của cơ thể => dẫn đến tăng huyết áp.
Theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì lượng muối trung bình nạp vào cơ thể là 5g muối/ngày. Tuy nhiên, hiện nay lượng muối trung bình một người sử dụng là là 9,4g/ngày. Điều này rất không tốt cho người bệnh cao huyết áp và sẽ là nguy cơ cho người bình thường.
Vì thế, chúng ta chỉ cần giảm bớt muối trong bữa ăn là có thể phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp rất tốt. Đã có những nghiên cứu chỉ ra, những người ăn nhạt dưới 6gr muối mỗi ngày, huyết áp trung bình sẽ giảm 4 – 8 mmHg.
Hút thuốc lá – 1 trong những nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Thuốc lá có nhiều chất kích thích, trong đó chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm => dẫn tới co mạch và gây tăng huyết áp. Khuyến nghị, khả năng kiểm soát cao huyết áp nằm trong tay bạn, chỉ cần bỏ qua sở thích này, thì khả năng mắc bệnh tăng huyết áp sẽ giảm xuống rất nhiều.
Ngoài ra, khói thuốc lá cũng độc hại không kém đối với người vô tình hít phải. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì khoảng 890 ngàn người chỉ tiếp xúc với khói thuốc lá nhưng vẫn tử vong.
Uống rượu bia quá nhiều
Từ lâu, y học hiện đại đã chứng minh, uống rượu bia quá mức sẽ gây ra bệnh xơ gan, gián tiếp làm tăng huyết áp. Rượu bia còn làm mất tác dụng của thuốc đối với người đang dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.
Không tập thể dục thể thao, lười vận động
Cơ thể thiếu sự vận động sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì, giảm tính đàn hồi của các mạch máu dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, không giải phóng được oxit nitric làm cho động mạch có thể bị giãn nở và dẫn đến cao huyết áp.
Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.
Tâm lí thường xuyên căng thẳng (tress)
Việc căng thẳng diễn ra trong thời gian dài sẽ là nguy cơ vô cùng nguy hiểm làm gia tăng cao huyết áp ở người. Khi stress diễn ra, tim sẽ bị kích thích đập nhanh hơn, cách mạch máu sẽ co thắt khi lưu lượng tuần hoàn lại tăng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó xảy ra thời gian ngắn nhưng dễ dẫn đến đột quỵ ở người cao huyết áp.
Cho nên, người bệnh cao huyết áp cần giảm căng thẳng bằng cách rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn và làm chủ cảm xúc trước các vấn đề trong cuộc sống. Đừng để bị trees kéo dài.
Sử dụng thuốc tránh thai
Trong thuốc tránh chứa thành phần hỗn hợp estrogen và progesteron có khuynh hướng làm tăng huyết áp.
Việc sử dụng thuốc tránh thai gây ra tăng huyết áp vẫn chưa có phát hiện cụ thể. Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài không những làm tăng nguy cơ huyết áp tăng mà còn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp thường không có những triệu chứng cụ thể cho đến khi bệnh tái phát nặng hơn. Vì thế, tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để vừa kiểm soát được chỉ số huyết áp vừa có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân mình.