Các thức ăn truyền thống của ngày Tết rất đa dạng, dồi dào nhưng không thích hợp cho người đái tháo đường vì có quá nhiều chất béo hoặc dễ làm tăng đường huyết. Vậy người tiểu đường đón tết cổ truyền như thế nào cho khỏe mạnh và an vui?
Những thực trạng bệnh nhân tiểu đường đón tết
Hằng năm, cứ sau mỗi dịp tết Nguyên Đán, khoa nội tết – bệnh viện Bạch Mai lại phải tiếp nhận số người tiểu đường tăng đột biến. Nhiều người ở trong tình trạng hôn mê nguy kịch.
Số người tiểu đường tăng đột biến gồm 2 đối tượng. Đó là những người đã được chẩn đoán và điều trị từ trước tới nay, đường máu tăng cao thêm
Thứ 2 là những người sau tết thấy các triệu chứng tiểu nhiều, háo khát, gầy sút đến khám và phát hiện tiểu đường.
Tại sao số người tiểu đường đón tết cổ truyền lại gia tăng?
Thực phẩm ngày tết khiến chỉ số đường huyết có thể tăng cao
Chúng ta đều biết, tiểu đường bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn và lối sống.
Do ngày tết chúng ta có nhiều thái quá trong sinh hoạt. Nhịp điệu cuộc sống bị đảo lộn (ăn ngủ thất thường, không tập thể dục, bia rượu quá đà…) bỏ thuốc, hết thuốc chưa kịp mua, không được tiêm insulin, không giữ được chế độ ăn uống thường ngày, ăn quá nhiều vì tâm lý cho rằng “đói quanh năm, no 3 ngày tết”
Do phải tiếp khách đã rùng quá nhiều cà phê, chè, thuốc lá, rượu…
Người tiểu đường đón tết cổ truyền phải làm gì để luôn mạnh khỏe?
Chủ động chuẩn bị đón tết trước 1 đến nhiều tháng. Chủ động đến bệnh viện khám, cố gắng điều chỉnh chỉ số đường huyết an toàn, huyết áp ổn định, mỡ máu về giới hạn tối ưu, đùng đúng và đủ thuốc như đáng phải dùng.
Gần tết (cách 1 tuần đến 10 ngày) nên đến khám lại: liệu có bất thường gì mới xuất hiện, không nên dựa vào các giảm chủ quan, kiểm tra xem thử lượng thuốc có đủ dùng qua tết hay không?
Ngay sau tết đi khám lại sớm nhất có thể để sớm phát hiện những thay đổi trong cơ thể
Với người có phương tiện tự kiểm tra đường máu, huyết áp thì nên đo thường xuyên hơn. Nhất là khi có biểu hiện bất thường dù là nhỏ nhất. Ngày tết có nhiều sinh hoạt bất thường nên xét nghiệm máu vào các thời điểm bất thường là hoàn toàn hợp lý.
Trong những ngày tết cần gạt bỏ tâm lý “kiêng chữa bệnh”, kiêng các thao tác liên qua đến chữa bệnh, không tạm ngưng uống thuốc, không vì vui mà quên uống thuốc, tiêm thuốc. Đường trong cơ thể vẫn luôn được tiêu hóa, hấp thụ và tạo ra từ gan, thậm chí vào những ngày tết còn gia tăng nhiều vì ăn uống nhiều…
Ăn uống ngày tết bao giờ cũng có nhiều biến động lớn. Các bữa ăn quá nhiều thịt, nhiều chất béo. Giờ giấc ăn uống cũng cần lưu ý. Nhiều khi làm cơm cúng gia tiên nên để muộn mới ăn, dẫn tới hạ đường huyết, vậy hãy sử dụng tạm thứ gì đó như bánh quy, quả chín để ăn tạm cho đỡ đói.
Ngày Tết cần cảnh giác những thứ ăn vui miệng như hạt hướng dương, hạt bí đỏ rang…nếu ăn nhiều quá làm tăng tổng số calo hấp thụ khá nhiều (100g các loại hạt cung cấp ¼ nhu cầu năng lượng cho cơ thể)
Xuân đoàn viên là xuân mạnh khỏe
Nếu đi ăn cỗ thì nên báo trước với người cùng mâm là mình bị tiểu đường để tránh bị ép uống bia rượu.
Đồ dùng như trà hay cà phê có thể phải tiếp khách thì nên pha loãng thêm với nước lọc. Hoặc nhấp môi một xíu. Không ai ép mình phải dùng trà cà phê quá nhiều cả. Hoặc thay vì dùng các loại trà thông thường thì có thể sử dụng các loại trà tốt cho việc ổn định đường huyết như trà khổ qua rừng, trà dây thìa canh...
Giờ giấc sinh hoạt cố gắng điều độ nhất nếu có thể.
Và chú ý vận động thể dục thể thao mỗi ngày đều đặn.
Với một số lưu ý cho người bệnh tiểu đường, hy vọng sẽ mang đến cho mọi người nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng những chuẩn bị và kiến thức hữu ích để có bữa ăn cho mình đảm bảo dinh dưỡng và kiểm soát được bệnh trong ngày Tết cổ truyền.