Bệnh đái tháo đường là bệnh không có thuốc chữa. Nếu không quản lý tốt thì biến chứng bệnh tiểu đường sớm hay muộn gì cũng sẽ xuất hiện. Nặng nhất có thể dẫn đến bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.
Những biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng cấp tính_biến chứng của bệnh tiểu đường
Hôn mê nhiễm cetone
Là tình trạng đường huyết tăng cao, pH máu <7,2, dự trữ kiềm <15mep/l, ceton máu tăng cao, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 1.
Nguyên nhân là do: ĐTĐ không được điều trị, tự ngừng insulin đột ngột, ăn quá nhiều đường, uống nhiều rượu bia. Nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, nhiễm độc giáp nặng. Sau điều trị Corticoid, lợi tiểu thải muối.
Các triệu chứng hôn mê nhiễm cetone
Giai đoạn tiền hôn mê: bệnh nhân ăn rất nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút nhanh, buồn nôn, nôn, khó thở, đau bụng, da khô.
Giai đoạn hôn mê: mất nước rõ (da khô, nhăn nheo, mắt trũng) đái ít, mạch nhanh, huyết áp tụt, tăng thông khí, thở nhanh sâu, có mùi ceton, tri giác thay đổi (lú lẫn, hôn mê sâu)
Chỉ số đường máu tăng >17mm/l (>300mg/dl), ceton tăng trong máu, pH giảm <7.2, dự trữ kiềm <15meq/l, giảm kali, natri máu, Ure và ceratinin máu tăng, lipid máu tăng.
Hôn mê do áp lực thẩm thấu
Đường huyết tăng cao > 30mm/l, ALTT > 320mosm/l; pH>7.2, dự trữ kiềm bình thường, ceton máu bình thường. Thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Nguyên nhân: do sau nhiễm khuẩn, chấn thương, phẫu thuật. Sau khi điều trị các thuốc corticoid, lợi tiểu thải muối, truyền đạm, truyền máu, truyền manitol. Sau chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng. Suy tim, suy thận năng.
Triệu chứng Hôn mê do áp lực thẩm thấu
Da khô nhăn nheo, sút cân nhanh, mắt trũng. Đái nhiều, mệt, mạch nhanh, huyết áp thấp. Rối loạn tri giác và dần đi vào hôn mê. Mất nhận cảm hoặc có cơn co giật kiểu động kinh.
Có thể mất cảm giác, liệt nhẹ một bên hoặc có cơn co giật, sau điều trị triệu chứng TK sẽ hết rất nhanh.
Kết quả xét nghiệm ALTT tăng > 320mosm/l, đường máu tăng cao>30mm/l. Natri tăng, kali giảm, phospho máu giảm. pH, dự trữ kiềm bình thường. Ure, creatinin máu tăng, ceton không tăng.
Hôn mê do nhiễm toan acid lactic
Nguyên nhân do thiếu oxy tổ chức: suy tim, suy hô hấp, thiếu máu…Do điều trị bằng biguamid liều cao kéo dài sẽ dẫn đến tăng phân hủy glucogen và acid lactic sẽ tăng lên. Thiếu insulin sẽ dẫn đến giảm hoạt tính của enzym piruvat dehydrogenase của ty lạp thể, enzim này có tác dụng chuyển acid puruvic thành Acetyl coA, acid puruvic bị tích lũy và chuyển thành acid lactic.
Triệu chứng: Buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, buồn nôn, nôn, mất ý thức, huyết áp hạ, trụy mạch, đái ít, vô niệu. Đường máu tăng không cao lắm, ceton máu và nước tiểu bình thường. pH máu giảm và dự trữ kiềm giảm. Acid lactic máu tăng (bình thường 0.62-1.33mm/l), nếu tăng >7mm/l hôn mê sẽ khó hồi phục.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết bao gồm các triệu chứng: Lo lắng, run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác đói cồn cào. Mất khả năng tập trung, nhìn mờ, lơ mơ, lú lẫn, co giật, hôn mê, nồng độ đường trong máu thấp <3mm/l
Một số bệnh nhân hạ đường huyết không có triệu chứng, có thể đột ngột đi vào hôn mê ngay, thường là bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm, bệnh nhân có biến chứng thần kinh, bệnh nhân đã bị hạ đường huyết nhiều lần…
Trường hợp nghi ngờ những không thử được đường huyết ngay có thể test truyền glucose ưu trương, đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 15p.
Nguyên nhân: quá liều thuốc, bỏ bữa, uống rượu, điều trị không đúng chỉ dẫn, hoạt động thể lực quá sức.
Biến chứng mãn tính_biến chứng bệnh tiểu đường
Là những biến chứng xảy ra liên tục nhưng kín đáo, mức độ nặng hay nhẹ thay đổi theo thời gian, phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều trị bệnh.
Biến chứng tim mạch: ĐTĐ làm tăng nguy cơ bị nhồi mái cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến phải cắt cụt chi.
Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa và giảm thị lực.
Biến chứng thận: Là biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận. Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân khúc mạc để duy trì cuộc sống.
Biến chứng bàn chân: tổn thương thần kinh ngoại biên do ĐTĐ gây mất cảm giác ở bàn chân, hay dị cảm, tê bì, gây đau nhức…bàn chân bị biến dạng, tăng áp lực dẫn đến hai chân lâu dần sẽ loét, nếu kèm theo nhiễm trùng sẽ dẫn đến nguy cơ phải cắt cụt.
Các biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp khác
Viên răng lợi: do tổn thương thần kinh thực vật nên lượng nước bọt ít, rất dễ gặp tình trạng khô miệng, dẫn tới nguy cơ cao của viên răng lợi. Do vậy cần thường xuyên duy trì đường huyết tốt, thường xuyên kiểm tra răng lợi, cần cẩn thận hơn trong việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa.
Nhiễm khuẩn tiết niệu: Khoảng 10% người mắc ĐTĐ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu, gấp đôi số người không mắc đái tháo đường. Đường trong nước tiểu trở thành thức ăn cho vi khuẩn. Nhiễm khuẩn tiết niệu nên được điều trị sớm bằng kháng sinh.
Suy giảm khả năng tình dục: đái tháo đường làm tổn thương mạch máu và thần kinh. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ mắc ĐTĐ
Trí nhớ và tinh thần suy giảm: Người bệnh có nguy cơ cao trong sa sút trí tuệ. Lý do được nhận thấy là vì đái tháo đường làm tổn thương mạch máu ở não và ảnh hưởng tới dòng chảy cũng như cung cấp dinh dưỡng cho tế bào não.
Lo âu, trầm cảm: Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở người đái tháo đường cao hơn 2-3 lần người bình thường. Người mắc bệnh trầm cảm lại làm tăng các hocmon như cortisol, hocmon này lại liên quan đến việc tăng đường huyết, tăng kháng insulin và tăng cả chu vi vòng bụng.
Khó tiêu, buồn nôn, hay đầy bụng sau ăn: Đái tháo đường ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh phế vị_dây thần kinh kiểm soát sự di chuyển của thức ăn trong hệ thống ống tiêu hóa gây các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, buồn nôn, ói mửa, đầy bụng hay biếng ăn.
Thị lực suy giảm: ĐTĐ làm tổn thương các vi mạch trong võng mạc, đục thủy tinh thể, glaucoma. Chính vì vậy, lời khuyên cho các bệnh nhân đái tháo đường là khám mắt hằng năm để phát hiện sớm nhất có thể.
Giảm thính lực, ù tai: Dây thần kinh trong tai có thể bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng ù tai. Kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Dễ mắc hiện tượng ngưng thở khi ngủ: Người mắc bệnh đái tháo đường thường dễ mắc hiện tượng ngưng thở khi ngủ hơn người bình thường, vì thế nó làm tăng nguy cơ của các tình trạng nguy hiểm khác bao gồm các bệnh lý tim mạch.
Gan nhiễm mỡ: việc tăng mỡ trong gan làm tăng nguy cơ đái tháo đường và đái tháo đường làm tăng nguy cơ mỡ trong gan. Gan nhiễm mỡ thì không triệu chứng nhưng có thể dẫn đến viêm và giảm dần chức năng gan.
Có thể bạn muốn đọc
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bệnh tiểu đường
6 dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường xuyên gặp nhất