Bệnh mỡ máu là tình trạng tăng nồng độ của cholesterol xấu trong máu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể con người. Vậy nguyên nhân máu nhiễm mỡ là gì và điều trị căn bệnh này như thế nào và có dễ thực hiện không? Hãy cùng Mudaru tìm hiểu ngay sau đây:
Bệnh mỡ máu và những con số cảnh báo
Với cuộc sống ngày càng phát triển, kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống, rất đáng lo ngại. Trong đó, bệnh mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu liên tục tăng qua các năm. Điều đáng quan tâm là căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa đáng kể. Nhóm tuổi của bệnh dao động từ 20 - 45 tuổi tăng liên tục.
Theo thống kê của WHO thì tại Việt Nam nhóm tuổi từ 35 - 44 mắc bệnh mỡ máu là trên 41%. Tại Mỹ có khoảng 15% người từ 20 tuổi trở lên có nồng độ cholesterol trong máu cao. Tại Anh, mật độ rối loạn lipid máu chiếm gần 2/3 dân số. Mỗi năm, thế giới có hơn 17 triệu người chết vì những biến chứng tim mạch, phần nhiều là xơ vữa động mạch. Đây là những con số báo động cho căn bệnh không lây nhiễm nhưng vô cùng nguy hiểm này.
Nguyên nhân máu nhiễm mỡ
Ăn nhiều rau xanh giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu
1. Giới tính và tuổi tác_1 trong những nguyên nhân máu nhiễm mỡ
Phụ nữ trong giai đoạn từ tuổi dậy thì trở lên đến trung niên thường ít có khả năng mắc bệnh mỡ máu do chế độ sinh hoạt và quá trình hấp thu chất béo. Lý do là vì tỷ lệ lượng triglyceride và cholesterol xấu ít xuất hiện. Ngược lại, giai đoạn mãn kinh thì lượng lượng triglyceride và cholesterol xấu này sẽ tăng dần theo thời gian và làm tăng khả năng bị mắc bệnh xơ vữa động mạch. Do đó phụ nữ giai đoạn mãn kinh sẽ mắc bệnh nhiều hơn
2. Bệnh béo phì
Những người béo phì có thói quen tìm các biện pháp để giảm cân. Khi cơ thể dư cân nặng, hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao khi bạn hấp thu chất béo từ động và thực vật. Những chất béo này giải phóng không hết thường quy tụ lại ở vùng đùi, bụng dưới và mông…
3. Mỡ máu tăng cao do ăn quá nhiều chất béo
Có một số người tuy không gầy nhưng vẫn thèm chất béo, hoặc có người đã mập lại càng thêm thèm chất béo. Nếu những người nào thường xuyên ăn thịt heo, bò, xúc xích, sữa, pho mai, trừng, những đồ hộp, bơ, lạc, đậu phộng thì có khả năng rất cao là bị bệnh mỡ máu
Xu hướng hiện đại là ăn nhiều rau xanh và hoa quả, thực dưỡng hoặc ăn chay đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe của bạn rất nhiều, phòng tránh bệnh mỡ máu.
4. Thường xuyên hồi hộp và căng thẳng
Đời sống hiện tại có quá nhiều nỗi lo khiến con người ta vất vả xuôi ngược, điều này khiến bệnh trầm cảm, stress ngày càng trầm trọng hơn. Có những người không làm chủ được mình hay tìm đến các thú vui để giải trí như nhậu nhẹt và sử dụng chất kích thích. Những thói quen xấu này sẽ làm hàm lượng máu tăng cao
5. Ít vận động cũng làm mỡ máu cao
Việc vận động cơ thể dù là những động tác nhẹ nhàng hay nặng cũng đều nên tập thói quen hằng ngày giảm nguy cơ tăng mỡ máu.
6. Hút thuốc
Sử dụng thuốc lá sẽ làm giảm lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể. Nên ngừng hút thuốc ngay để bảo vệ sức khỏe.
7. Yếu tố di truyền
Nếu trong nhà bạn có người mắc bệnh này như ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao thì nguy cơ bạn bị căn bệnh này là rất lớn!
Nguyên nhân máu nhiễm mỡ như trên, vậy cách điều trị như thế nào?
Theo y học ngày nay, điều trị mỡ máu chủ yếu dựa 2 giải pháp: dùng thuốc theo chỉ định và lối sống khoa học.
1 Bệnh mỡ máu được chỉ định dùng thuốc:
+ Statins: giúp làm giảm LDL-cholesterol; thuốc này cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác.
+ Niacin: thuốc này cũng có chức năng giảm LDL-cholesterol, tăng cholesterol tốt (HDL).
* Lưu ý: khi bệnh tình thuyên giảm, người bệnh cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa, giảm liều dùng các loại thuốc giúp hạ lipid máu.
2 Bệnh mỡ máu được điều trị bằng lối sống khoa học.
- Chế độ dinh dưỡng: đầu tiên và đặc biệt quan trọng, người bệnh mỡ máu cần ăn nhiều rau củ, trái cây: su hào, súp lơ, cải xanh, rau muống; cam, táo, nho, bưởi,…
Tránh ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol như các sản phẩm đóng hộp, bơ, bánh quy, bánh kem,…
Hạn chế ăn các loại mỡ của thịt heo, thịt bò, hoặc nội tạng động vật. Có thể dùng các thực phẩm thay thế từ dầu đậu nành, hay dầu ô liu.
Không nên uống rượu bia và hút thuốc lá vì các chất kích thích có trong đó sẽ làm tăng xơ vữa động mạch, tăng mỡ trong máu.
- Chế độ tập luyện thể dục, thể thao: người bệnh nên thường xuyên luyện tập các bài tập như: đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ… Thể dục vận động giúp tăng cường trao đổi chất, máu được lưu thông thông suốt, chống xơ vữa động mạch.
Tóm lại, bệnh mỡ máu là một bệnh nguy hiểm, người bệnh muốn điều trị khỏi thì nên biết nguồn cơn (nguyên nhân) của căn bệnh là gì, từ đó sớm có biện pháp điều trị hợp lí.