Người tiểu đường uống rượu như thế nào?
Người tiểu đường uống rượu như thế nào? 1. Uống một lượng vừa đủ có tốt đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2? Những người uống rượu với một lượng nhỏ sẽ có chỉ số Triglyceride (chất béo trung tính) thấp và độ nhạy insulin tốt. Nghiên cứu này được trình bày tại Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu (EASD 2019, diễn ra từ ngày 16 -20/9 tại Barcelona, Tây Ban Nha). Nhà nghiên cứu Yuling Chen và cộng sự đến từ Đại học Đông Nam (Trung Quốc) đã sử dụng tài liệu từ thư viện PubMed, Embase và Cochran để tiến hành đánh giá và đưa ra các bài báo cáo về việc sử dụng rượu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Người tiểu đường uống rượu như thế nào? Họ đã trích xuất 10 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 575 đối tượng sau đó tiến hành các phân tích tổng hợp bằng cách kiểm tra các yếu tố khác nhau liên quan đến quản lý bệnh tiểu đường, ví dụ như tình trạng kiểm soát đường huyết, nồng độ insulin, các chỉ số liên quan đến chuyển hóa glucose như kháng insulin và các chỉ số liên quan đến chuyển hóa lipid như chole
Người tiểu đường uống rượu như thế nào?
1. Uống một lượng vừa đủ có tốt đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2?
Những người uống rượu với một lượng nhỏ sẽ có chỉ số Triglyceride (chất béo trung tính) thấp và độ nhạy insulin tốt. Nghiên cứu này được trình bày tại Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu (EASD 2019, diễn ra từ ngày 16 -20/9 tại Barcelona, Tây Ban Nha).
Nhà nghiên cứu Yuling Chen và cộng sự đến từ Đại học Đông Nam (Trung Quốc) đã sử dụng tài liệu từ thư viện PubMed, Embase và Cochran để tiến hành đánh giá và đưa ra các bài báo cáo về việc sử dụng rượu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Người tiểu đường uống rượu như thế nào?
Họ đã trích xuất 10 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 575 đối tượng sau đó tiến hành các phân tích tổng hợp bằng cách kiểm tra các yếu tố khác nhau liên quan đến quản lý bệnh tiểu đường, ví dụ như tình trạng kiểm soát đường huyết, nồng độ insulin, các chỉ số liên quan đến chuyển hóa glucose như kháng insulin và các chỉ số liên quan đến chuyển hóa lipid như cholesterol và triglyceride.
Theo kết quả phân tích, người ta thấy rằng những người uống một lượng rượu nhỏ đến trung bình mỗi ngày sẽ có lượng chất béo trung tính thấp. Được biết, tiêu chuẩn chất béo trung tính (triglyceride) là dưới 150mg/dL, nếu triglyceride cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Lượng Triglyceride của những người uống lượng rượu vừa đủ trong nghiên cứu này được chứng minh là thấp hơn khoảng 9mg/dL.
Ngoài ra, mặc dù không có quá nhiều sự khác biệt đáng kể giữa đường huyết lúc đói và HbA1c, HOMA-IR (chỉ số về mức độ insulin và kháng insulin) ở những người uống một lượng rượu nhỏ hoặc vừa phải nhưng đều cho kết quả thấp. Điều này cho thấy khi uống rượu đúng liều lượng sẽ giúp cơ thể có độ nhạy insulin tốt hơn bình thường. Bên cạnh đó, có thể thấy, lượng cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol cũng không khác biệt nhiều.
Yuling Chen kết luận rằng: “Uống rượu lượng nhỏ đến vừa phải làm giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đồng thời cũng bổ sung khả năng ngăn ngừa bệnh cao”. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh nếu uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Vậy chính xác lượng rượu nên uống mỗi ngày là khoảng bao nhiêu?
Theo Chen, lượng vừa phải là khoảng 20 gram rượu mỗi ngày, tương đương với 1,5 lon bia (nồng độ cồn 5%, 330mL), một ly rượu vang lớn (nồng độ cồn 12%, 200mL) và 1 ly thủy tinh (50mL) cho rượu chưng cất. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị phụ nữ nên uống ít hơn 1 cốc mỗi ngày và nam giới uống ít hơn 2 cốc mỗi ngày.
Người tiểu đường uống rượu như thế nào?
Tuy nhiên, trái ngược với Chen, Joel Zonszein, giám đốc Trung tâm Đái tháo đường lâm sàng tại Trung tâm y tế Montefiore ở Mỹ cho biết, uống một lượng nhỏ rượu rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên trên thực tế việc này cũng không cho thấy sự thay đổi gì đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ông kêu gọi mọi người: “Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và những người đang sử dụng insulin hoặc thuốc có thể gây hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải thận trọng khi uống rượu.”
Zonein cũng như Chen cho rằng nếu uống quá nhiều rượu sẽ rất nguy hiểm bởi quá liều lượng cung cấp vào cơ thể có thể gây tăng triglyceride và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như viêm tụy”.
Những phát hiện trên được trình bày tại các hội nghị học thuật được coi là sơ bộ cho đến khi chúng được công bố trên các tạp chí chuyên nghiệp được đánh giá ngang hàng.
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Nước ép trái cây và rau củ được cho là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra còn có một câu nói thường hay xuất hiện trên nhãn của một số sản phẩm nước ép đó là “chỉ cần uống một chai đã có thể bổ sung đủ lượng rau một ngày”. Nhưng thực tế thì những thay đổi nào sẽ xảy ra với cơ thể nếu bệnh nhân tiểu đường duy trì uống nước ép mỗi ngày? Một sự thật bất ngờ đã được tiết lộ. Điều đáng ngạc nhiên là trong nước ép trái cây và rau củ có chứa rất nhiều đường Các loại nước ép trái cây và rau củ hiện nay được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Phần lớn mọi người thường cho rằng đây là loại đồ uống tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi kiểm tra lượng carbohydrate (lượng đường), xuất hiện nhiều kết quả đáng ngạc nhiên. Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ? Trong 100g nước ép cam (nước ép nguyên chất) có lượng calo là 42kcal, carbohydrate là 10.7g, đường đơn hấp thụ nhanh là 7.9g. Các chai nước ép trên thị trường thường được đóng gói dạng 200ml, theo tính t
Điều đáng ngạc nhiên là trong nước ép trái cây và rau củ có chứa rất nhiều đường
Các loại nước ép trái cây và rau củ hiện nay được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Phần lớn mọi người thường cho rằng đây là loại đồ uống tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi kiểm tra lượng carbohydrate (lượng đường), xuất hiện nhiều kết quả đáng ngạc nhiên.
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Trong 100g nước ép cam (nước ép nguyên chất) có lượng calo là 42kcal, carbohydrate là 10.7g, đường đơn hấp thụ nhanh là 7.9g. Các chai nước ép trên thị trường thường được đóng gói dạng 200ml, theo tính toán thì lượng đường hấp thụ lên đến hơn 20g.
Tương tự như vậy đối với nước ép rau củ, nếu xem xét “lượng đường = carbohydrate”, 200mL nước ép rau củ sẽ bổ sung 15~20g đường. Một nắm cơm nắm chứa 180 kcal calo và 40g carbohydrate. Nếu chỉ sử dụng nước ép trái cây thì có thể giảm nửa lượng calo và carbohydrate này.
Cả nước ép trái cây và nước ép rau củ đều được chế biến dạng lỏng, vì vậy thời gian hấp thụ nhanh hơn và có thể làm tăng đường huyết nhanh hơn so với các loại đồ ăn dạng rắn.
Nước ép trái cây và rau củ không có hiệu quả “thay thế cho trái cây và rau củ tươi”
Trường hợp bệnh nhân tiểu đường muốn ăn trái cây, không nên chế biến thành nước ép mà nên ăn cả quả. Trong trái cây chứa nhiều chất xơ, nếu ăn hoa quả như bình thường, dạ dày sẽ phân giải rồi chuyển vào ruột non và các chất dinh dưỡng trong hoa quả sẽ được hấp thụ dần. Ăn hoa quả bằng cách này sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Vì trái cây cũng chứa nhiều carbohydrate, nên người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều, nhưng vì trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích, nếu bệnh nhân hấp thụ một lượng thích hợp như một bữa ăn nhẹ thì sẽ không có vấn đề gì. Nếu bệnh nhân tiểu đường muốn biết cách để ăn trái cây hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Uống nước ép trái cây mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nếu nghĩ rằng nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và uống thường xuyên thì có thể dẫn đến tình trạng tăng cân. Một cuộc khảo sát của trường đại học Y tế công cộng Harvard với đối tượng tham gia là 187.382 người đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn trái cây ít đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn.
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 đã giảm khoảng 10% ở những người ăn các loại trái cây như quả việt quất, nho, nho khô, táo, lê,…3 lần một tuần. Đặc biệt với những người ăn quả việt quất, nho, táo hơn hai lần một tuần, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 23% so với những người không ăn gì cả.
Ngược lại, ở những người uống nước ép trái cây hàng ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 21%. Ngoài ra, nếu thay đổi ba trong số các loại nước ép trái cây uống trong một tuần bằng việc ăn trái cây thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 7%.
Kết quả khảo sát đối với nước ép rau củ cũng tương tự như nước ép trái cây và điều này đã cho thấy rằng ngay cả những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe được chế biến thành nước ép, hiệu quả đối với sức khỏe vẫn giảm.
“Nước ép trái cây” là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của việc tăng cân
Những người không thể giảm cân dù đã thực hiện chế độ ăn kiêng không nên uống nước ép mà nên ăn nhiều rau củ và trái cây tươi sẽ tốt hơn. Trong nghiên cứu của Trung tâm y tế Virginia Mason ở Hoa Kỳ, người ta thấy rằng nếu tăng thêm một cốc (khoảng 180 mL) trong lượng nước ép trái cây nguyên chất 100% một ngày, trong 3 năm, cân nặng sẽ tăng 0.18 kg.
Nhóm nghiên cứu thực hiện theo dõi và khảo sát 49.106 phụ nữ sau mãn kinh đã tham gia vào nghiên cứu đoàn hệ tương lai quy mô lớn “Sáng kiến sức khỏe phụ nữ” trong ba năm. Brandon Auerbach của Trung tâm y tế Virginia Mason nói rằng: “Nếu uống nước ép trái cây có ít chất xơ, đường sẽ được đưa vào máu nhanh hơn, hiệu quả của insulin không tốt và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất”.
Ngược lại, có ý kiến cho rằng ăn trái cây có hiệu quả giúp giảm cân. Người ta nói rằng nếu ăn trái cây mỗi ngày một lần thì có thể mong đợi giảm cân khoảng 0.45 kg trong 3 năm.
Không nên hấp thụ rau củ và trái cây dưới dạng nước ép
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Điều quan trọng là phải ăn cả trái cây và rau củ bao gồm cả lớp vỏ. Nên hiểu rõ rằng trong nước ép trái cây sẽ không có nhiều chất xơ”.
Đường trong nước ép có trong nước trái cây và rau củ là đường hoa quả (fructose), đây là loại đường rất dễ làm tăng chỉ số đường huyết trong thời gian ngắn. Mặt khác, khi ăn trái cây và rau củ như bình thường, lượng chất xơ hấp thụ sẽ phong phú hơn, tốc độ tiêu hóa và hấp thu chậm hơn và lượng đường trong máu tăng nhẹ hơn.
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Nếu hấp thụ khoảng một nửa các loại rau màu xanh và vàng như cà rốt, rau bina, bông cải xanh và các loại rau một màu như bắp cải, rau diếp, hành tây,…kết hợp với các loại rau chứa nhiều chất xơ như rau dạng củ, rong biển và nấm thì có thể bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ một cách đầy đủ, cân bằng.
Bệnh nhân tiểu đường không nên uống quá nhiều nước ép mà nên ăn hoa quả, rau củ một cách bình thường, nhai kỹ để cảm nhận hương vị nguyên bản, hãy tự kiểm soát bản thân khỏi những nguy hiểm từ bệnh tiểu đường.
5 Lưu ý để sống cân bằng cùng tiểu đường mà bạn phải đọc ngày từ hôm nay
Khi bạn bị đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường), hoặc là người chăm sóc người bị tiểu đường trong gia đình, chắc hẳn bạn mong muốn biết làm thế nào để sống chung với căn bệnh này mà vẫn có được một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh. Để kiểm soát tốt tiểu đường, bạn phải luôn đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng nhất: Chế độ dinh dưỡng, tuân thủ điều trị và tập thể dục. 3 yếu tố này gắn liền chặt chẽ với nhau, vì vậy nếu 1 trong 3 yếu tố không được đảm bảo, việc kiểm soát tiểu đường của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. 5 Lưu ý để sống cân bằng cùng tiểu đường mà bạn phải đọc ngày từ hôm nay Trong số 3 yếu tố đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tại sao lại như vậy? Chế độ ăn giữ một vai trò quan trọng trong việc đem lại sức khỏe tốt nhất cho bạn. Đối với người mắc tiểu đường, cần lưu ý chế độ ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể và phải ổn định được đường huyết. Nếu bạn nạp quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì đường huyết của bạn sẽ tăng cao hơn mức cho phép; nếu bạn nạp quá ít dưỡn
Khi bạn bị đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường), hoặc là người chăm sóc người bị tiểu đường trong gia đình, chắc hẳn bạn mong muốn biết làm thế nào để sống chung với căn bệnh này mà vẫn có được một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh.
Để kiểm soát tốt tiểu đường, bạn phải luôn đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng nhất: Chế độ dinh dưỡng, tuân thủ điều trị và tập thể dục. 3 yếu tố này gắn liền chặt chẽ với nhau, vì vậy nếu 1 trong 3 yếu tố không được đảm bảo, việc kiểm soát tiểu đường của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn.
5 Lưu ý để sống cân bằng cùng tiểu đường mà bạn phải đọc ngày từ hôm nay
Trong số 3 yếu tố đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tại sao lại như vậy?
Chế độ ăn giữ một vai trò quan trọng trong việc đem lại sức khỏe tốt nhất cho bạn. Đối với người mắc tiểu đường, cần lưu ý chế độ ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể và phải ổn định được đường huyết. Nếu bạn nạp quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì đường huyết của bạn sẽ tăng cao hơn mức cho phép; nếu bạn nạp quá ít dưỡng chất và kiêng khem quá mức, đường huyết sẽ giảm và gây ra hiện tượng hạ đường huyết. Một chế độ ăn cân bằng cho người tiểu đường sẽ giúp đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể mà vẫn ổn định đường huyết, từ đó giúp kiểm soát tốt tiểu đường.
5 Lưu ý để sống cân bằng cùng tiểu đường mà bạn phải đọc ngày từ hôm nay
Trước tiên bạn hãy cùng kiểm tra xem bản thân có dấu hiệu nào trong 5 dấu hiệu nhận biết mất cân bằng dinh dưỡng trong quản lý tiểu đường hay không:
1.Bạn luôn có cảm giác đói, thèm ăn:
Đây là trường hợp thường gặp khi lượng đường cơ thể bạn cần không được cung cấp đủ nên không có đủ năng lượng để hoạt động. Chính vì vậy não bộ của bạn luôn phát tín hiệu tăng cảm giác đói, thèm ăn để bổ sung thêm đường cho cơ thể.
2. Bạn cảm thấy bủn rủn chân tay, thiếu năng lượng:
Nếu bạn ăn uống đủ bữa nhưng vẫn thấy bủn rủn chân tay, thiếu năng lượng, có thể chế độ dinh dưỡng của bạn đã mất cân bằng. Khi chế độ ăn của bạn mất cân bằng thì cơ thể bạn sẽ không chuyển hóa thức ăn tốt dẫn đến thiếu năng lượng cho cơ thể.
3. Bạn mệt mỏi và cảm thấy không thoải mái về tâm lý:
Bộ não của bạn cũng giống như một đứa trẻ vậy. Nếu bạn cung cấp năng lượng – thức ăn của não bộ - quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây phản ứng khó chịu, từ đó dẫn đến tâm lý không thoải mái và mệt mỏi.
4. Bạn bị hạ đường huyết/tăng đường huyết đột ngột:
Đây chắc chắn là dấu hiệu mạnh mẽ nhất của việc thiếu cân bằng dinh dưỡng. Đường trong máu bỗng dưng tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột cho thấy nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể của bạn khi thì quá nhiều hoặc quá ít. Hãy luôn giữ cho chế độ ăn của bạn thật cân bằng để tránh các trường hợp này nhé.
5. Bạn cảm thấy đường huyết mình không ổn định dạo gần đây:
Hãy luôn nghe theo phản ứng của cơ thể bạn. Cũng như dấu hiệu thứ 4, đường huyết không ổn định là do chế độ ăn của bạn thiếu cân bằng, dẫn đến lượng đường được dung nạp vào máu từ thức ăn cũng bị bất ổn định theo.
Vậy làm thế nào để bạn có thể dễ dàng cân bằng chế độ dinh dưỡng và kiếm soát tiểu đường tốt hơn?
Việc đầu tiên là bạn cần phải chọn thực phẩm hợp lý theo nhu cầu của người tiểu đường thông qua chỉ số đường huyết (GI). Mỗi người tiểu đường sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo mức độ đường trong máu và khả năng đáp ứng thuốc của người ấy. Bạn có thể tham khảo thêm về thực đơn chi tiết của các chế độ ăn khác nhau tại đây để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần thiết lập thận trọng, chọn những món ăn không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số món ăn trong thực đơn hàng ngày mà người tiểu đường có thể lựa chọn. 1. Lời khuyên dinh dưỡng của bác sĩ cho bệnh nhân tiểu đường – Bệnh nhân tiểu đường nên ăn đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng tùy theo mức độ hoạt động, tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật của cơ thể. Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm – Tiếp thu lượng thức ăn rải đều trong ngày. Nên chia thực đơn dành cho người tiểu đường thành các bữa chính, bữa phụ, có thể ăn từ 6 – 7 bữa. Tránh những bữa ăn lớn, ăn quá no. – Giữ đúng giờ ăn theo lịch mỗi ngày. Ăn đều đặn các bữa, không được bỏ bữa ăn ngay cả khi người mệt mỏi, bị ốm, chán ăn. – Nên giữ ổn định số lượng Glucid (đường bột) trong thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường bằng các
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần thiết lập thận trọng, chọn những món ăn không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số món ăn trong thực đơn hàng ngày mà người tiểu đường có thể lựa chọn.
1. Lời khuyên dinh dưỡng của bác sĩ cho bệnh nhân tiểu đường
– Bệnh nhân tiểu đường nên ăn đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng tùy theo mức độ hoạt động, tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật của cơ thể.
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
– Tiếp thu lượng thức ăn rải đều trong ngày. Nên chia thực đơn dành cho người tiểu đường thành các bữa chính, bữa phụ, có thể ăn từ 6 – 7 bữa. Tránh những bữa ăn lớn, ăn quá no.
– Giữ đúng giờ ăn theo lịch mỗi ngày. Ăn đều đặn các bữa, không được bỏ bữa ăn ngay cả khi người mệt mỏi, bị ốm, chán ăn.
– Nên giữ ổn định số lượng Glucid (đường bột) trong thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường bằng cách thay thế các thức ăn giàu tinh bột như: khoai củ, các loại hoa quả có hàm lượng đường thấp, các loại bánh người tiểu đường có thể sử dụng.
– Lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI ≤ 55) như các loại thực phẩm nguyên hạt hoặc có nhiều chất xơ như gạo lứt, gạo giã,…Khi lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (GI trong khoảng 56 -69) và những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI ≥ 70) thì cần phải phối hợp với các thực phẩm có nhiều chất xơ.
– Trong thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường nên ăn từ 300 đến 500 gram rau. Các loại rau có nhiều chất xơ như rau cải xoong, rau dọc mùng, rau cần,… Khi ăn hoa quả nên ăn cả múi, hoa quả cũng là một trong những loại có nhiều chất xơ.
– Hạn chế ăn uống những thực phẩm có hàm lượng đường cao, đường hấp thụ nhanh như đường kính, đường mật ong, các loại mứt, hoa quả sấy, kẹo socola, những loại đồ uống có ga, nước ngọt.
– Ăn hạn chế các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhiều mỡ, giàu cholesterol như thịt mỡ, bơ, phủ tạng động vật… Nên ăn các loại thực phẩm chứa chất béo Omega – 3, một loại chất béo tốt cho cơ thể. Loại chất béo này có trong đậu phụ, vừng, lạc, cá…
Thay dầu ăn động vật bằng dầu ăn thực vật để sử dụng nấu nướng, nhưng hạn chế các món xào, nhiều dầu mỡ, rán nướng.
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
– Khi nấu nướng nên giảm lượng muối vào các món ăn, ăn nhạt sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
– Người tiểu đường nên cố gắng hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê.
– Ổn định cân nặng ở mức bình thường.
– Cân bằng dinh dưỡng: cung cấp đủ protein, vitamin, chất béo, chất xơ mỗi ngày.
2. Một số thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường
Người tiểu đường thường bị hạn chế rất nhiều trong vấn đề ăn uống, dưới đây là một số món ăn có thể thiết lập vào thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường.
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
Giá đỗ xào
Đây là món ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, cũng rất tốt cho những người gầy yếu, sức khỏe kém. Có thể lựa chọn 500g giá đỗ xanh trong các bữa ăn.
Khổ qua xào đậu phụ
Chuẩn bị 150g khổ qua (mướp đắng) và 100g đậu phụ. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần thái bỏ ruột khổ qua, dùng dầu thực vật xào to lửa cho chín tái, sau đó cho đậu phụ thái lát, thêm chút muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Người tiểu đường ăn thực đơn này 1 lần trong ngày.
Khổ qua xào thịt nạc
Cách làm tương tự món khổ qua xào đậu phụ. Thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này rất tốt cho những người hay bị chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ,…
Sữa mạch môn ô mai
Chuẩn bị 20g mạch môn, 12g ô mai. Sắc kỹ chắt lấy nước, bỏ bã, sau đó thêm 30 ml sữa bò, khuấy lắc đều là có thể uống. Dùng trong các trường hợp bị khô miệng khó nuốt, khát nước, bệnh nhân tiểu đường có thể cho vào thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường, sử dụng uống vào các bữa phụ rất tốt.
Nhựa mận vịt ngọc trúc
Nguyên liệu: 50g ngọc trúc, 50g sa sâm, 1 con vịt, 1 củ hành tây, 6g gừng tươi.
Chế biến: Vịt làm sạch, sau đó nấu với sa sâm, ngọc trúc. Đầu tiên đun lửa rồi bật nhỏ lửa nấu nhừ trong 1 giờ. Vớt bỏ bã thuốc, cho gia vị là có thể sử dụng.
Đậu đỏ hầm phổi dê
Nguyên liệu: Phổi dê 1 lá, đậu đỏ 100g. Phổi dê thái lát, hầm cùng đậu đỏ, thêm gia vị vừa miệng, nấu nhừ. Món ăn rất bổ dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đi tiểu ít và nước tiểu màu đỏ đục.
Vịt hầm sa sâm ngọc trúc
Nguyên liệu: 1 con vịt đã làm sạch, 50g sa sâm, 50g ngọc trúc.
Chế biến tương tự nhựa mận vịt ngọc trúc, hầm nhừ vịt cùng sa sâm, ngọc trúc, cho thêm gia vị, nhưng khuyến khích ăn nhạt. Tác dụng tốt cho người táo bón, bệnh nhân tiểu đường.
Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc
Nguyên liệu: 1 con bồ câu được làm sạch, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Hầm nhừ các nguyên liệu trong khoảng 2 tiếng.
Rùa hầm bắp nếp
Chuẩn bị 200g thịt rùa, có thể dùng 200g ngô nếp hoặc ngô tẻ.
Hầm thịt rùa đã chặt nhỏ với hạt ngô. Hầm dạng canh súp, dùng cho người tiểu đường hoặc tăng huyết áp.
Trai sò luộc
Có thể lựa chọn sò biển hoặc sò huyết luộc chín, ăn với gia vị thường ngày.
Không chỉ tác dụng tốt với người bị tiểu đường mà còn nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: bổ thanh, tốt cho người bị bướu cổ, khí hư, sưng hạch,…
Biển đậu mộc nhĩ tán
Chế biến 60g mộc nhĩ, 60g biển đậu tán nhĩ. Mộc nhĩ, biển đậu sấy khô, tán thành bột, chia làm nhiều lần uống. Người tiểu đường có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 9g.
Thịt lợn hầm râu ngô
Chọn thịt lợn nạc và râu ngô liều lượng thích hợp. Hầm canh như, gia vị thích hợp. Rất tốt cho người tiểu đường nên khuyến khích cho vào thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường.
Râu ngô hầm ong non
Nguyên liệu: râu ngô 30g, 120g ong non. Thêm nước và gia vị nấu cho chín nhừ. Cách ngày ăn một lần. Món ăn này còn tốt cho người viêm thận, viêm gan, viêm túi mật và người tiểu đường.
Nước bột đậu xanh
Dùng 200g đậu xanh nấu chín nhừ, lọc tách bã. Người tiểu đường có thể uống vào buối sáng, mỗi lần 1 chén.
Đậu xanh còn có thể nấu cháo cùng bí đao, người tiểu đường có thể sử dụng trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày ăn một lần. Chế biến đơn giản 100g đậu xanh bỏ vỏ + 200g bí đao bỏ vỏ xay nhuyễn, hầm nhừ thành cháo, ăn khi còn nóng.
Nước sắc khổ qua rừng
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
Chọn 1- 2 quả khổ qua rừng, bỏ tách ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước uống. Dùng trong các trường hợp tiểu đường, người bị sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Chưng đu đủ
Lấy khoảng 300g đu đủ đã gọt vỏ, khoét núm, bỏ hạt, cho khoảng 30g đường phèn, không quá ngọt, ghim nắp lại. Ăn một lần trong ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Xây dựng thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường là một phương pháp chữa trị và kiểm soát bệnh tiểu đường trong chế độ ăn uống. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh của mình.
Truy tìm nguyên do dẫn đến bệnh tiểu đường?
Ngày nay, bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến với độ tuổi bệnh càng lúc càng trẻ hóa, bệnh tiểu đường tuy “diễn tiến thầm lặng” nhưng gây đến bao hậu quả không ngờ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn nghĩ rằng mình không bị bệnh tiểu đường? Nhưng liệu bạn có hiểu đúng về nguyên nhân sinh bệnh hay chưa? Hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường xảy đến là do rối loạn quá trình chuyển hóa đường khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm tác động đối với cơ thể. Như ở bài trước tôi đã chia sẻ, các triệu chứng bệnh tiểu đường đầu tiên có thể kể đến như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân nhanh. Nhưng không phải ai cũng gặp phải những triệu chứng này. Bệnh tiểu đường được chia ra làm 2 loại chính dựa vào nguyên nhân gây bệnh: là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân gây ra bệnh ở từng loại khác nhau và xác định đúng nguyên nhân, đúng loại bệnh sẽ có lợi rất lớn trong việc đưa ra phươn
Ngày nay, bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến với độ tuổi bệnh càng lúc càng trẻ hóa, bệnh tiểu đường tuy “diễn tiến thầm lặng” nhưng gây đến bao hậu quả không ngờ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn nghĩ rằng mình không bị bệnh tiểu đường? Nhưng liệu bạn có hiểu đúng về nguyên nhân sinh bệnh hay chưa? Hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường xảy đến là do rối loạn quá trình chuyển hóa đường khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm tác động đối với cơ thể. Như ở bài trước tôi đã chia sẻ, các triệu chứng bệnh tiểu đường đầu tiên có thể kể đến như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân nhanh. Nhưng không phải ai cũng gặp phải những triệu chứng này. Bệnh tiểu đường được chia ra làm 2 loại chính dựa vào nguyên nhân gây bệnh: là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân gây ra bệnh ở từng loại khác nhau và xác định đúng nguyên nhân, đúng loại bệnh sẽ có lợi rất lớn trong việc đưa ra phương pháp điều trị bệnh.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1
Truy tìm nguyên do dẫn đến bệnh tiểu đường?
Với bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân không ăn đường nhiều, không tích lũy đường nhiều mà vẫn bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của trường hợp này là do tuyến tụy của cơ thể bị tổn thương, mà tuyến tụy là nơi tiết ra hormone insulin, có trách nhiệm điều phối, khống chế lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường tuýp 1 còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc đường, dù ăn nhiều đường hay ít đường mà tuyến tụy bị tổn thương thì cơ thể vẫn bị bệnh. Người bị tuýp 1 thường có độ tuổi khá trẻ, khoảng 40 tuổi là có thể xảy ra bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như: hệ miễn dịch, môi trường sống, chế độ ăn uống, các yếu tố di truyền…
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là loại phổ biến hơn cả, chiếm khoảng 90-95% người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào.
Truy tìm nguyên do dẫn đến bệnh tiểu đường?
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là do cơ địa, thể tạng người thừa cân, béo phì, ít vận động. Họ chủ yếu chỉ ngồi hoặc nằm và ăn quá nhiều chất béo và chất đường. Tiểu đường sẽ xảy ra khi sự tích lũy đường và mỡ vượt quá ngưỡng lọc đường của cầu thận. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng dễ gây nên tiểu đường tuýp 2 như: stress, hút thuốc lá… Độ tuổi bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang ngày càng trẻ hóa, mắc nhiều nhất ở những người từ 45-64 tuổi.
Tiểu đường thai kỳ
Còn một dạng bệnh tiểu đường nữa mà tôi muốn đề cập là bệnh tiểu đường thai kỳ. Lúc này, cơ thể mẹ bầu cần nguồn năng lượng nhiều hơn so với thông thường, đồng nghĩa với việc lượng glucose cần được chuyển hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải khi nào tuyến tụy cũng hoạt động hiệu quả, sản xuất một lượng insulin vừa đủ và kịp thời. Vì vậy mà gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Truy tìm nguyên do dẫn đến bệnh tiểu đường?
Trên đây tôi vừa chia sẻ về những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường với từng tuýp. Với những người mắc nguy cơ cao về bệnh tiểu đường nên tập sống thói quen lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên kiểm soát cân nặng của mình. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho bạn và gia đình. Chúc bạn luôn may mắn và bình an và đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích này đến với người thân, gia đình và bạn bè bạn nhé!
Bạn có biết COVID-19 gây tử vong cho bệnh nhân tiểu đường ở Hoa Kỳ với tốc độ đáng báo kinh ngạc?
Tại sao COVID-19 gây tử vong cho bệnh nhân tiểu đường ở Hoa Kỳ với tốc độ đáng báo động? Thống kê ở 15 tiểu bang và thành phố New York từ tháng 2 đến tháng 5 cho thấy một nửa trong số những người chết vì Covid-19 dưới 65 tuổi có tình trạng tiểu đường mãn tính. Devon Brumfield có thể nghe thấy tiếng cha cô thở hổn hển qua điện thoại. Bạn có biết COVID-19 gây tử vong cho bệnh nhân tiểu đường ở Hoa Kỳ với tốc độ đáng báo kinh ngạc? Ông Darrell Cager Sr., 64 tuổi, bị tiểu đường. Cô con gái út của ông đã hối thúc ông tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế khi ông phát hiệm bị nhiễm Covid-19. Nhưng ngay ngày hôm sau, ông đã bị biến chứng và chết trong ngôi nhà của mình ở New Orleans. Cô con gái của ông đã sớm biết được nguyên nhân cái chết là do suy hô hấp cấp tính từ Covid-19. Giấy chứng tử của ông ghi nhận rằng bệnh tiểu đường là một căn nguyên cơ bản gây ra biến chứng này. Cô Brumfield hiện sống ở Texas và cũng mắc bệnh tiểu đường loại 2 đang mang một nỗi ám ảnh kinh hoàng về cái chết của người bố. "Chúa ơi, tôi
Tại sao COVID-19 gây tử vong cho bệnh nhân tiểu đường ở Hoa Kỳ với tốc độ đáng báo động?
Thống kê ở 15 tiểu bang và thành phố New York từ tháng 2 đến tháng 5 cho thấy một nửa trong số những người chết vì Covid-19 dưới 65 tuổi có tình trạng tiểu đường mãn tính.
Devon Brumfield có thể nghe thấy tiếng cha cô thở hổn hển qua điện thoại.
Bạn có biết COVID-19 gây tử vong cho bệnh nhân tiểu đường ở Hoa Kỳ với tốc độ đáng báo kinh ngạc?
Ông Darrell Cager Sr., 64 tuổi, bị tiểu đường. Cô con gái út của ông đã hối thúc ông tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế khi ông phát hiệm bị nhiễm Covid-19. Nhưng ngay ngày hôm sau, ông đã bị biến chứng và chết trong ngôi nhà của mình ở New Orleans.
Cô con gái của ông đã sớm biết được nguyên nhân cái chết là do suy hô hấp cấp tính từ Covid-19. Giấy chứng tử của ông ghi nhận rằng bệnh tiểu đường là một căn nguyên cơ bản gây ra biến chứng này. Cô Brumfield hiện sống ở Texas và cũng mắc bệnh tiểu đường loại 2 đang mang một nỗi ám ảnh kinh hoàng về cái chết của người bố.
"Chúa ơi, tôi nghĩ điều này có thể sẽ xảy ra với tôi", cô ấy nói về cái chết của cha mình hồi cuối tháng ba.
Bạn có biết COVID-19 gây tử vong cho bệnh nhân tiểu đường ở Hoa Kỳ với tốc độ đáng báo kinh ngạc?
Cô ấy có lý do chính đáng để sợ hãi. Khi dịch bệnh ở Mỹ bùng phát, một nghiên cứu mới của chính phủ cho thấy gần 40% số người chết vì Covid-19 bị tiểu đường.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã phân tích hơn 10.000 trường hợp tử vong vì Covid-19 ở 15 tiểu bang và thành phố New York từ tháng 2 đến tháng 5 cho thấy một nửa trong số những người chết vì Covid-19 dưới 65 tuổi có tình trạng tiểu đường mãn tính.
Jonathan Wortham, một nhà dịch tễ học của CDC, người đứng đầu nghiên cứu, đã gọi những phát hiện này là cực kỳ vượt trội, chỉ ra mức độ nghiêm trọng của coronavirus đối với những người mắc bệnh tiểu đường và người thân của họ.
Một cuộc khảo sát riêng của Reuters ở 12 tiểu bang và quận Columbia cho thấy tỷ lệ người bệnh tiểu đường tử vong vì Covid-19 cao tương tự.
Mười tiểu bang, bao gồm California, Arizona và Michigan, cho biết họ chưa hoàn thành báo cáo thống kê về bệnh tiểu đường và các tình trạng tiềm ẩn khác, cũng như một bộ phận người dân không khai báo nên dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và bác sĩ lâm sàng đưa ra phương án bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất.
Tỷ lệ tử vong của người Mỹ do bệnh tiểu đường đã tăng từ năm 2009 và vượt qua hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa khác. Người da đen và người Latin mắc bệnh tiểu đường với tỷ lệ cao hơn người da trắng và thiệt hại nặng hơn trong dịch Covid-19.
Ông Elbert Huang, giáo sư y khoa và giám đốc của Trung tâm nghiên cứu và chính sách bệnh mãn tính của Đại học Chicago cho biết: "Bệnh tiểu đường là một đại dịch với tốc độ di chuyển chậm. Nay cộng hưởng thêm dịch Covid-19 đã chuyển thành một làn sóng di chuyển khá nhanh".
Giữ cho bệnh tiểu đường trong tầm kiểm soát là một trong số các biện pháp phòng vệ tốt nhất chống lại Covid-19. Tuy nhiên việc này đã trở nên khó khăn khi đại dịch phá vỡ tất cả nhịp chăm sóc y tế định kỳ, tập thể dục và thói quen ăn uống lành mạnh.
Giá insulin tăng cao cũng đã buộc một số người bệnh tiểu đường tiếp tục phải làm việc để mua thuốc thiết yếu có nguy cơ phơi nhiễm virus Corona. Và khi đất nước vật lộn với khủng hoảng kinh tế, hàng triệu người Mỹ đã mất việc làm và bảo hiểm y tế do chủ của họ chi trả.
Ông A. Enrique Caballero, một nhà nghiên cứu nội tiết và nghiên cứu bệnh tiểu đường của Đại học Y Harvard cho biết: "Phần lớn điều này có thể đã được dự đoán và giải quyết với một phản ứng toàn diện trên toàn quốc gia".
Ông nói: "Các quan chức y tế hàng đầu nên hành động nhiều hơn để nhấn mạnh mối đe dọa đối với những người mắc bệnh tiểu đường và xoa dịu nỗi sợ hãi của họ khi đến bệnh viện, đồng thời tập trung nhiều hơn vào việc đưa ra biện pháp giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng tiểu đường tại nhà".
Các nhà hoạch định chính sách đã cảnh báo rằng Covid-19 có nguy cơ cao đối với bệnh nhân tiểu đường. Năm 2003, trong đợt bùng phát coronavirus được gọi là SARS hay hội chứng hô hấp cấp tính, hơn 20% số người chết là người mắc bệnh tiểu đường.
Đại dịch cúm H1N1 năm 2009, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ nhập viện cao gấp ba lần những bệnh nhân khác.
Gần đây nhất vào năm 2012, khi hội chứng hô hấp Trung Đông coronavirus, hay còn gọi là MERS xuất hiện, một nghiên cứu đã chỉ ra 60% bệnh nhân nặng cần chăm sóc đặc biệt hoặc bị chết có tiền sử bệnh tiểu đường.
Bạn có biết COVID-19 gây tử vong cho bệnh nhân tiểu đường ở Hoa Kỳ với tốc độ đáng báo kinh ngạc?
Ông Charles S. Dela Cruz, bác sĩ-nhà khoa học, đại học Yale và Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và điều trị nhiễm trùng phổi nói: "Đại dịch Covid-19 đã phát hiện ra các biến chứng chưa từng được biết trước đó vì Covid-19 tồn tại lâu hơn và lây nhiễm nhiều người hơn so với những dịch coronavirus trước đó".
Các bác sĩ cảnh báo rằng đại dịch coronavirus có thể gián tiếp dẫn đến sự gia tăng các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như người bệnh có nguy cơ phải cấp cứu nhiều hơn, cắt cụt chi, giảm thị lực, bệnh thận và lọc máu.
Ông Andrew Boulton, chủ tịch của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế và là giáo sư y khoa tại Đại học Manchester ở Anh cho biết: "Nỗi sợ hãi của tôi đó là chúng ta có thể sẽ thấy một cơn sóng thần của bệnh tiểu đường khi đại dịch Covid-19 kết thúc".
Mudaru và Công ty Phúc Tường Đồng Hành Cùng phát triển
Vừa qua, ngày 10 tháng 08 năm 2020. Công ty Phúc Tường và Mudaru đã có buổi giao lưu và chia sẻ về sản phẩm Khổ qua rừng Mudaru. Thông qua buổi trao đổi cả 2 công ty đã hiểu rõ hơn về kiến thức sản phẩm và khách hàng, Bên cạnh cung cấp những kiến thức cần thiết về Khổ Qua Rừng Mudaru. Về phía 2 công ty cũng tìm thấy được điểm chung mà 2 công ty hướng đến, đó là mang đến những giá trị nguyên bản, tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Qua đó, hứa hẹn một hướng đi mới, sự đồng hành và cùng phát triển trong tương lai. Về Công ty Phúc Tường Công ty Phúc Tường bắt đầu hoạt động từ năm 2007, Công ty Phúc Tường chuyên kinh doanh, phân phối và tiếp thị dược phẩm, các sản phẩm hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khỏe, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng và vật tư tiêu hao. Với phương châm hoạt động là đem lại những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng và người sử dụng. Phúc Tường đã luôn nỗ lực cả về nhân lực, vật lực, xây dựng uy tín thương hiệu, niềm tin khách hàng với những sản phẩm cung
Vừa qua, ngày 10 tháng 08 năm 2020. Công ty Phúc Tường và Mudaru đã có buổi giao lưu và chia sẻ về sản phẩm Khổ qua rừng Mudaru.
Thông qua buổi trao đổi cả 2 công ty đã hiểu rõ hơn về kiến thức sản phẩm và khách hàng, Bên cạnh cung cấp những kiến thức cần thiết về Khổ Qua Rừng Mudaru. Về phía 2 công ty cũng tìm thấy được điểm chung mà 2 công ty hướng đến, đó là mang đến những giá trị nguyên bản, tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Qua đó, hứa hẹn một hướng đi mới, sự đồng hành và cùng phát triển trong tương lai.
Về Công ty Phúc Tường
Công ty Phúc Tường bắt đầu hoạt động từ năm 2007, Công ty Phúc Tường chuyên kinh doanh, phân phối và tiếp thị dược phẩm, các sản phẩm hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khỏe, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng và vật tư tiêu hao.
Với phương châm hoạt động là đem lại những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng và người sử dụng. Phúc Tường đã luôn nỗ lực cả về nhân lực, vật lực, xây dựng uy tín thương hiệu, niềm tin khách hàng với những sản phẩm cung cấp.
Về Mudaru - TNB Việt Nam
TNB Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm từ khổ qua rừng và cỏ ngọt stevia, trong đó Mudaru là nhãn hiệu thuộc TNB Việt Nam chuyên sản phẩm Khổ Qua Rừng hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, thanh lọc cơ thể,...
Báo động Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Năm 2016, Trường Y khoa Đại học Washington ở St Louis, Missouri, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về bệnh tiểu đường và mối liên hệ với ô nhiễm không khí. Theo đó, cứ 7 ca mắc bệnh tiểu đường thì có 1 ca do ô nhiễm không khí. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health và được coi là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để đo lường số ca bệnh tiểu đường xuất phát từ nguyên nhân ô nhiễm trên toàn thế giới. Thông thường, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 đều bắt nguồn từ nguy cơ bệnh béo phì, di truyền, chế độ ăn uống… tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh này lại bắt nguồn từ ô nhiễm không khí. Báo động Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường Cụ thể là, trong không khí tồn tại một dạng hạt mịn (PM) thải ra từ xe hơi, nhà máy và các phản ứng hóa học trong bầu khí quyển, di chuyển lơ lửng trong sương mù, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, mức độ nghiêm trọng có thể gây khó thở. Các hạt mịn này c
Năm 2016, Trường Y khoa Đại học Washington ở St Louis, Missouri, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về bệnh tiểu đường và mối liên hệ với ô nhiễm không khí. Theo đó, cứ 7 ca mắc bệnh tiểu đường thì có 1 ca do ô nhiễm không khí. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health và được coi là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để đo lường số ca bệnh tiểu đường xuất phát từ nguyên nhân ô nhiễm trên toàn thế giới.
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 đều bắt nguồn từ nguy cơ bệnh béo phì, di truyền, chế độ ăn uống… tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh này lại bắt nguồn từ ô nhiễm không khí.
Báo động Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Cụ thể là, trong không khí tồn tại một dạng hạt mịn (PM) thải ra từ xe hơi, nhà máy và các phản ứng hóa học trong bầu khí quyển, di chuyển lơ lửng trong sương mù, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, mức độ nghiêm trọng có thể gây khó thở. Các hạt mịn này có nguy cơ làm giảm khả năng đáp ứng insulin nội tiết tố của cơ thể, gây ra “kháng insulin”, làm lượng đường trong máu tăng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, những người có thời gian bị nhiễm loại khí độc điôxít nitơ có trong không khí bị ô nhiễm càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường càng lớn.
Tháng 7/2018, The Lancet Planetary Health thông báo số liệu cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường do ô nhiễm môi trường lên đến 14% tổng số ca bệnh. Các yếu tố khác như cân nặng, di truyền, chế độ sinh hoạt… cũng đang dần gia tăng (có khoảng 422 triệu người hiện nay đang mắc tiểu đường loại hai, tăng 108 triệu người từ năm 1980). Đặc biệt là hầu hết các nước có tỷ lệ ô nhiễm cao như Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc tương đương cũng có số lượng người mắc bệnh tiểu đường cao. Điều đáng nói là ngay cả với quốc gia được đánh giá là có môi trường sạch như Mỹ cũng xếp ở vị trí khá cao trong danh sách.
Như vậy theo nghiên cứu này thì ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường.
Theo báo cáo gần đây, Hà Nội hiện đang là thành phố bị ô nhiễm không khí, đứng đầu thế giới. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội thường xuyên trên 200, là mức “cực kì có hại” cho sức khỏe. Trong khi đó, cùng ngày, hai thủ đô của Trung Quốc và Indonesia là Bắc Kinh và Jakarta lần lượt xếp thứ 2 và thứ 3, nhưng chỉ số AQI của cả hai đều dưới 200 (AQI là chỉ số đánh giá chất lượng không khí theo khu vực, giúp nhận biết không khí ở khu vực đó trong lành hay ô nhiễm đến mức nào, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào).
Tình trạng “giống như sương mù dày đặc” trong thời gian gần đây ở Hà Nội đang rơi vào mức báo động, tại hầu hết các quận trong khu vực nội thành, không khí đều bị ô nhiễm nghiêm trọng với hiện tượng mù dày đặc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giao thông khiến người đi đường khó di chuyển mà còn trực tiếp gây hại đến sức khỏe người dân trong đó có bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy người dân cần đặc biệt chú ý tuân thủ các biện pháp bảo vệ cơ thể, an toàn cho bản thân, phòng tránh tốt nhất việc xâm nhập của bụi mịn vào cơ thể.
5 bí quyết đẩy lùi biến chứng do tiểu đường
Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Biến chứng của căn bệnh tiểu đường rất nguy hiểm và thậm chí có thể gây hại đến tính mạng con người. Chính vì thế, nếu không biết phòng bệnh và đẩy lùi biến chứng bệnh tiểu đường thì căn bệnh sẽ phát tán và nguy hại đến sức khỏe. Dưới đây là 5 cách hay nhất đẩy lùi biến chứng do bệnh tiểu đường 1. Tập thể dục thường xuyên 5 bí quyết đẩy lùi biến chứng do tiểu đường Tập thể dục là một trong những cách điều trị hiệu quả nhất dành cho người muốn phòng bệnh và điều trị bệnh tiểu đường. Sử dụng liệu trình tập thể dục để điều trị bệnh tiểu đường phải dựa trên tình tạng bệnh của bệnh nhân, lựa chọn đúng và hợp lý về môn tập và mức độ tập thể dục, thực hiện thường xuyên và đều đặn trong khả năng của mình Liệu trình tập thể dục phải được áp dụng cho tứng cơ địa của mỗi người để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu tập để phòng bệnh thì bạn có thể tập thường xuyên trong khả năng, nhưng khi đã có bệ
Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Biến chứng của căn bệnh tiểu đường rất nguy hiểm và thậm chí có thể gây hại đến tính mạng con người. Chính vì thế, nếu không biết phòng bệnh và đẩy lùi biến chứng bệnh tiểu đường thì căn bệnh sẽ phát tán và nguy hại đến sức khỏe.
Dưới đây là 5 cách hay nhất đẩy lùi biến chứng do bệnh tiểu đường
1. Tập thể dục thường xuyên
5 bí quyết đẩy lùi biến chứng do tiểu đường
Tập thể dục là một trong những cách điều trị hiệu quả nhất dành cho người muốn phòng bệnh và điều trị bệnh tiểu đường.
Sử dụng liệu trình tập thể dục để điều trị bệnh tiểu đường phải dựa trên tình tạng bệnh của bệnh nhân, lựa chọn đúng và hợp lý về môn tập và mức độ tập thể dục, thực hiện thường xuyên và đều đặn trong khả năng của mình
Liệu trình tập thể dục phải được áp dụng cho tứng cơ địa của mỗi người để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu tập để phòng bệnh thì bạn có thể tập thường xuyên trong khả năng, nhưng khi đã có bệnh tiểu đường thì bạn nên tập luyện điều độ, nhẹ nhàng và đừng chọn các động tác quá sức để tránh gây tác dụng ngược.
2. Luôn giữ tâm trạng thoải mái
5 bí quyết đẩy lùi biến chứng do tiểu đường
Tâm trạng thoải mái sẽ khiến tinh thần luôn vui tươi, tác động hiệu quả đến việc điều trị bệnh, giúp phòng và ngăn các biến chứng của bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Nếu một người mắc bệnh tiểu đường mang tâm trạng quá căng thẳng, quá áp lực, đời sống tâm lý tình cảm dao động, bi quan, chán nản hoặc có thái độ sống tiêu cực thì đều dẫn đến những hậu quả không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt là những bà bầu càng nên để cho tâm lý mình thoải mái
Do đó, nếu là bệnh nhân tiểu đường, bạn cần phải học cách thư giãn và kiểm soát cảm xúc, giảm bớt áp lực của mình, luôn giữ tâm trạng thoải mái thì mới có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
3. Chế độ ăn uống hợp lí
5 bí quyết đẩy lùi biến chứng do tiểu đường
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh nên ăn đúng cử, đúng lượng vfa tránh các thực phẩm chứa hàm lượng đường quá cao. Chẳng hạn như, hạn chế các loại trái cây chứa nhiều đường như xoài chín, dưa hấu, cherry. Những loại thực phẩm đó sẽ gây tăng lượng đường trong máu, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Quan trọng hơn hết, người bệnh phải ăn chậm nhai kỹ, dù ngon miệng đến đâu cũng không được ăn quá nhiều, tuyệt đối nói không với rượu bia vfa những thực phẩm chứa cồn
4. Thường xuyên đo lượng đường huyết trong máu
5 bí quyết đẩy lùi biến chứng do tiểu đường
Bệnh nhân phải hết sức lưu ý vấn đề này, đến bác sĩ khám theo định kì để kiểm tra lượng đường huyết. Nếu có biến đổi lên xuống thì bác sĩ sẽ kê đơn, chế độ ăn uống hợp lí nhằm giúp cho lượng đường luôn ổn định.
5. Các sản phẩm thảo dược thiên nhiên
5 bí quyết đẩy lùi biến chứng do tiểu đường
Các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt, giúp đẩy lùi biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm Khổ qua rừng Mudaru là thức uống an toàn cho sức khỏe với khả năng phòng trị nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Tiểu đường, Mỡ máu, Cao huyết áp, Các bệnh tim mạch... Tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giúp ngủ ngon, đặc biệt tốt cho người đang mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 cần được tiêm Insulin có phải do bệnh nặng hơn không?
Bệnh tiểu đường từ xưa đến nay đều là mối lo ngại của rất nhiều bệnh nhân, bởi vì khi đã mắc tiểu đường thì người bệnh sẽ phải sống chung với nó qua nhiều năm. Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm, khỏi hoàn toàn. Gần như phải uống thuốc quanh năm, đặc biệt là người bị tiểu đường tuýp 2 luôn phải sử dụng thuốc Insulin để giảm lượng đường trong máu hiệu quả nhất. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 tiêm Insulin có phải do bệnh nặng hơn không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé! Khái niệm về bệnh tiểu đường Tiểu đường là căn bệnh nan y do tăng lượng đường trong máu, đồng thời cơ thể bị rối loạn về chuyển hóa các chất béo lipid và cacbohidrat. Tiểu đường được chia ra làm từng giai đoạn bệnh khác nhau như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Tất cả các giải đoạn đều phải có pháp đồ điều trị riêng biệt. Bệnh tiểu đường tuýp 2 cần được tiêm Insulin có phải do bệnh nặng hơn không? Khái niệm về Insulin Insulin rất quen thuộc với người bệnh tiểu đường, n
Bệnh tiểu đường từ xưa đến nay đều là mối lo ngại của rất nhiều bệnh nhân, bởi vì khi đã mắc tiểu đường thì người bệnh sẽ phải sống chung với nó qua nhiều năm. Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm, khỏi hoàn toàn. Gần như phải uống thuốc quanh năm, đặc biệt là người bị tiểu đường tuýp 2 luôn phải sử dụng thuốc Insulin để giảm lượng đường trong máu hiệu quả nhất. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 tiêm Insulin có phải do bệnh nặng hơn không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Khái niệm về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh nan y do tăng lượng đường trong máu, đồng thời cơ thể bị rối loạn về chuyển hóa các chất béo lipid và cacbohidrat. Tiểu đường được chia ra làm từng giai đoạn bệnh khác nhau như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Tất cả các giải đoạn đều phải có pháp đồ điều trị riêng biệt.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 cần được tiêm Insulin có phải do bệnh nặng hơn không?
Khái niệm về Insulin
Insulin rất quen thuộc với người bệnh tiểu đường, nó là một loại hormone của những tế bào beta ở tồn tại trong đảo tụy. Insulin giúp điều trị quá trình lưu trữ và theo dõi việc sử dụng glucose ở các cơ quan như gan, mô mỡ và các cơ. Đặc biệt Insulin là loại hormone đầu tiên và duy nhất làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy người bệnh tiểu đường thường xuyên được điều trị với Insulin, tuy nhiên tùy thuộc vào từng giai đoạn, phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Vai trò của Insulin trong điều trị tiểu đường
Hiện nay, ở Việt Nam Insulin được chia ra làm 4 loại có thời gian tác dụng khác nhau: Insulin tác dụng ngắn, trung bình, kéo dài và Insulin đã trộn sẵn. Lưu ý để lượng Insulin phát huy tác dụng ở mức tối đa thì khi tiêm vào cơ thể người bệnh yêu cầu khi trong khoảng thời gian nạp Insulin không được nạp năng lượng khác vào cơ thể và nên ăn trước khi tiêm.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 cần được tiêm Insulin có phải do bệnh nặng hơn không?
Việc sử dụng Insulin cho bệnh nhân tại Việt Nam hiện nay đã dễ dàng và an toàn hơn trước. Ngoài phương pháp tiêm truyền thống, thì bệnh nhân nay có thêm bút tiêm sử dụng đơn giản, tiện lợi và độ chính xác cao hơn.
Giai đoạn bệnh nhân tiểu đường cần tiêm Insulin
Ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 1 thì bắt buộc bệnh nhân phải sử dụng Insulin trong suốt quá trình điều trị.
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thì Insulin sẽ được sử dụng khi người bệnh bị stress, gặp các vết thương nặng hoặc bị nhiễm trùng, tăng đường huyết, tăng lượng ceton trong máu, không thể kiểm soát được ngay cả khi có can thiệp của ngoại khoa.
Đặc biệt khi người tiểu đường tuýp 2 có thai, bệnh nhân cần được sử dụng Insulin để ổn định cơ thể giúp bào thai phát triển bình thường.
Tiểu đường tuýp 2 tiêm Insulin có phải do bệnh nặng hơn?
Việc sử dụng Insulin đều do bác sĩ ở khoa nội tiết theo dõi trực tiếp và lên pháp đồ điều trị. Bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng liệu trình như bác sĩ đã kê đơn. Đặc biệt Insulin được bác sĩ chỉ định sử dụng cho cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.
Chính vì vậy các thắc mắc về vấn đề tiểu đường tuýp 2 tiêm Insulin có phải do bệnh nặng hơn? Xin trả lời là hoàn toàn không phải. Người bệnh không cần quá lo lắng. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan để rút ngắn quá trình điều trị.
COVID 19 cực kỳ nguy hiểm đối người bệnh tiểu đường
Nhiễm COVID -19 (Coronavirus Disease -2019) là một thách thức kép đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường. Thách thức thứ nhất, tiểu đường vốn dĩ đã được báo cáo là một yếu tố nguy cơ cao làm tăng nặng mức độ trầm trọng của tình trạng nhiễm virus, thách thức thứ hai là việc kiểm soát đường huyết tối ưu trong thời gian này là khá khó khăn. COVID 19 do Coronavirus gây ra, đã lây lan nhanh chóng tới hơn 205 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơ chế lây lan của virus là chủ yếu qua các giọt bắn của dịch tiết giữa người với người. Thời gian ủ bệnh khoảng 6-8 ngày, thời gian xuất hiện triệu chứng khoảng 1-2 tuần với các dấu hiệu như: ho, sốt, đau cơ hoặc một số các vấn đề khác như viêm phổi, suy hô hấp, nặng có thể tử vong. Tiểu đường yếu tố nguy cơ mắc COVID 19 COVID 19 cực kỳ nguy hiểm đối người bệnh tiểu đường Với bệnh nhân COVID 19, TIỂU ĐƯỜNG là một yếu tố nguy cơ cao khiến bệnh nhân (BN) phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Các dữ liệu đưa ra từ một số nghiên cứu tại Trung Quốc thấy rằng, bệnh tiểu đường là bệnh
Nhiễm COVID -19 (Coronavirus Disease -2019) là một thách thức kép đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường. Thách thức thứ nhất, tiểu đường vốn dĩ đã được báo cáo là một yếu tố nguy cơ cao làm tăng nặng mức độ trầm trọng của tình trạng nhiễm virus, thách thức thứ hai là việc kiểm soát đường huyết tối ưu trong thời gian này là khá khó khăn.
COVID 19 do Coronavirus gây ra, đã lây lan nhanh chóng tới hơn 205 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơ chế lây lan của virus là chủ yếu qua các giọt bắn của dịch tiết giữa người với người. Thời gian ủ bệnh khoảng 6-8 ngày, thời gian xuất hiện triệu chứng khoảng 1-2 tuần với các dấu hiệu như: ho, sốt, đau cơ hoặc một số các vấn đề khác như viêm phổi, suy hô hấp, nặng có thể tử vong.
Tiểu đường yếu tố nguy cơ mắc COVID 19
COVID 19 cực kỳ nguy hiểm đối người bệnh tiểu đường
Với bệnh nhân COVID 19, TIỂU ĐƯỜNG là một yếu tố nguy cơ cao khiến bệnh nhân (BN) phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Các dữ liệu đưa ra từ một số nghiên cứu tại Trung Quốc thấy rằng, bệnh tiểu đường là bệnh lý đi kèm xuất hiện ở 22% các ca tử vong. Một số các nghiên cứu khác cũng công bố, trong số các bệnh nhân nặng thì 12- 16,2% số bệnh nhân đó có tiểu đường.
Số lượng bệnh lý đi kèm cũng là một yếu tố dự báo tỷ lệ tử vong trong COVID 19. Ngoài tiểu đường, các bệnh đi kèm phổ biến là tăng huyết áp (khoảng 20% số ca), bệnh lý mạch vành (16% số ca) và bệnh lý phổi (chiếm 6% số ca). Thật vậy, bệnh nhân tiểu đường thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc COVID nặng. Đáng chú ý, TIỂU ĐƯỜNG cũng là yếu tố nguy cơ cao gây tử vong trong các bệnh lý nhiễm trùng như SARS, MERS trước đây cũng như đại dịch cúm H1N1 nghiêm trọng vào năm 2009.
Giải thích cho việc gia tăng các nguy cơ tử vong do tiểu đường ở bệnh nhân COVID 19
COVID 19 cực kỳ nguy hiểm đối người bệnh tiểu đường
Có một thực tế là những người mắc tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, bao gồm cả cúm và các biến chứng liên quan đến viêm phổi thứ phát. Bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG bị suy giảm đáp ứng miễn dịch bao gồm suy giảm chức năng đại thực bào, suy giảm chức năng tế bào T và các cytokine miễn dịch. Kiểm soát đường huyết kém làm suy yếu phản ứng miễn dịch với virus và làm tăng nhiễm khuẩn thứ phát ở phổi.
Nhiều bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG type 2 có béo phì, và béo phì cũng là yếu tố nguy cơ cao làm nặng tình trạng bệnh. Điều này đã được minh hoạ trong dịch cúm A H1N1 năm 2009: bệnh nhân có béo phì thì tình trạng bệnh nặng hơn và có thời gian chăm sóc trong ICU cũng dài gấp đôi so với dân số chung. Sự giảm tiết của các adipokine và cytokine như TNF-alfa và interfron ở bệnh nhân béo bụng gây ra sự suy yếu của phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, bệnh nhân có béo bụng nặng cũng thường có các vấn đề về hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn do giảm thông khí. Đối tượng béo phì cũng có nguy cơ mắc hen cao hơn, các triệu chứng trầm trọng hơn cũng như đáp ứng với các loại thuốc hen kém hơn.
Các biến chứng muộn của TIỂU ĐƯỜNG như bệnh thận TIỂU ĐƯỜNG, bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể làm phức tạp thêm tình trạng bệnh, khiến BN yếu đi và tăng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID 19 (ví dụ như đòi hỏi lọc máu cấp tính). Một số phát hiện chỉ ra rằng COVID 19 có thể gây tổn thương tim cấp tính hoặc suy tim.
Các bệnh lý đi kèm thường gặp nhất trong COVID 19 là tăng huyết áp và đái tháo đường. Cả hai bệnh lý này thường được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (UCMC). Coronavirus liên kết với các tế bào đích thông qua men chuyển angiotensin (ACE2),men này được bộc lộ nhiều ở tế bào biểu mô phổi, mạch máu và ruột. Ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc UCMC hoặc thuốc ức chế thụ thể, sự bộc lộ của ACE2 tăng. Do đó người ta gợi ý rằng sự bộc lộ ACE2 ở hai nhóm bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường có thể tạo điều kiện cho nhiễm COVID 19, làm tăng nguy cơ gây nặng bệnh và tăng nguy cơ tử vong.
Điều trị TIỂU ĐƯỜNG khi nhiễm COVID 19
Kiểm soát đường huyết kém là một yếu tố nguy cơ cao cho nhiễm trùng nặng và các kết cục bất lợi khác. Viêm phổi có thể giảm nếu kiểm soát đường huyết tốt. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ việc điều trị tăng đường huyết trong giai đoạn nhiễm COVID 19 là không hề đơn giản: BN có thể phải dùng corticoide, BN sốt, chế độ ăn của BN thay đổi. Để duy trì đường huyết tối ưu, cần đảm bảo: theo dõi sát đường huyết và điều chỉnh thuốc hạ đường huyết sớm.
Ở bệnh nhân mắc TIỂU ĐƯỜNG type 2 mà tình trạng bệnh ở mức vừa đến nặng, metformin và thuốc đồng vận SGLT2 nên được ngừng. Thuốc ức chế DPP4 và linagliptin có thể dùng được ở các bệnh nhân có suy giảm chức năng thận mà không có nguy cơ hạ đường huyết. Sulfunylure có thể gây hạ đường huyết nặng ở bệnh nhân mà lượng calo đầu vào thấp. Thuốc đồng vận thụ thể GLP1vốn dĩ có tác dụng giảm ngon miệng cộng thêm với thời gian bán huỷ dài (1 tuần) nên cân nhắc ngừng thuốc. Đối với các bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG type 2, việc điều trị bằng Insulin luôn được ưu tiên và cần bắt đầu sớm. Với những bệnh nhân đã dùng Insulin nền (basal) trước đó thì cần bổ sung các mũi Insulin phóng (bolus) để đảm bảo đường huyết.
Với bệnh nhân mắc TIỂU ĐƯỜNG type 1 đang được điều trị Insulin phác đồ basal-bolus hoặc đang dùng liệu pháp bơm insulin liên tục, liều Insulin nên được điều chỉnh thường xuyên, ngoài ra cũng cần xét nghiệm ceton thường xuyên để tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân giảm lượng thức ăn, thêm Insulin bolus để tránh tăng đường huyết nặng cũng như nhiễm toan ceton.
Kết luận: bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG là một nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao và phức tạp khi nhiễm COVID 19. Nhóm bệnh nhân này cần được chú ý đặc biệt trong điều trị để giảm thiểu nguy cơ tử vong.
Bất ngờ với khả năng kháng virus của Khổ Qua Rừng
Khổ qua là một món ăn ưa thích của rất nhiều người không chỉ bởi hương vị đắng đặc trưng của nó mà còn bởi những tác dụng tốt cho sức khỏe mà nó đem lại. Bất ngờ với khả năng kháng virus của Khổ Qua Rừng Theo sách đông y, khổ qua vị đắng (khổ), tính hàn, không có độc được dùng làm một vị thuốc mát để chữa ho, rôm sấy cho trẻ nhỏ, chữa sốt, thanh nhiệt, sáng mắt, mát tim. Tại Ấn Độ, nước ép lá được dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong các bệnh về đường mật, có tác dụng trị chữa giun sán. Theo y học hiện đại, khổ qua chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như protein, polysaccharide, polyphenol, flavonoid, triterpene, saponin, steroid,…. Các hợp chất này có tác dụng làm giảm đường huyết, tiếu đường, béo phì; chống khối u, ung thư; chống oxy hóa; kháng viêm, lở loét; điều hòa hệ miễn dịch; kháng khuẩn và virus (1). Trong nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Mahidol, Thái lan và Đại học Osaka, Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất và tinh sạch được 1 protein từ hạt khổ qua. Kết quả n
Khổ qua là một món ăn ưa thích của rất nhiều người không chỉ bởi hương vị đắng đặc trưng của nó mà còn bởi những tác dụng tốt cho sức khỏe mà nó đem lại.
Bất ngờ với khả năng kháng virus của Khổ Qua Rừng
Theo sách đông y, khổ qua vị đắng (khổ), tính hàn, không có độc được dùng làm một vị thuốc mát để chữa ho, rôm sấy cho trẻ nhỏ, chữa sốt, thanh nhiệt, sáng mắt, mát tim. Tại Ấn Độ, nước ép lá được dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong các bệnh về đường mật, có tác dụng trị chữa giun sán.
Theo y học hiện đại, khổ qua chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như protein, polysaccharide, polyphenol, flavonoid, triterpene, saponin, steroid,…. Các hợp chất này có tác dụng làm giảm đường huyết, tiếu đường, béo phì; chống khối u, ung thư; chống oxy hóa; kháng viêm, lở loét; điều hòa hệ miễn dịch; kháng khuẩn và virus (1).
Trong nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Mahidol, Thái lan và Đại học Osaka, Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất và tinh sạch được 1 protein từ hạt khổ qua. Kết quả nghiên cứu, protein này không những không gây độc cho tế bào thí nghiệm mà còn có tác dụng ức chế đến 100% virus gây bệnh cúm A H1N1. Protein này còn có tác dụng với các chủng virus cúm A khác như H3N2 hay H5N1 (2). Kết quả nghiên cứu này, cùng với các nghiên cứu trước đây về tính kháng virus của khổ qua trên các chủng virus như HIV (3), HSV – gây bệnh mụn giộp (4), cho thấy khổ qua có khả năng kháng nhiều chủng virus khác nhau. Điều này, mở ra triển vọng cho việc phát triển các loại thuốc kháng virus, các liệu trình điều trị virus từ khổ qua.
Covid-19 nguy hiểm với người bệnh tiểu đường như thế nào?
Covid-19 nguy hiểm với người bệnh tiểu đường như thế nào? Với sự tác động của COVID-19 hay SAR-CoV2 không thể xem nhẹ. Đặc biệt với những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch, hen suyễn. Và tăng cường sức đề kháng sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả. Vì sao COVID-19 nguy hiểm với người bị tiểu đường, tim mạch, hen suyễn? Covid-19 nguy hiểm với người bệnh tiểu đường như thế nào? Những người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, thận, bệnh đường hô hấp… sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19 hay SARS-Cov-2. Tỷ lệ tử vong ở nhóm này cũng cao hơn hẳn so với những nhóm lứa tuổi khác. Mặc dù COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng cơ thể phải chịu áp lực rất lớn trong khi chống lại nó. “Ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19, phổi không thể nhận đủ oxy và điều này ảnh hưởng ngay lập tức đến các cơ quan khác trong cơ thể. Và những cơ quan này sẽ lại ngay lập tức chịu các tổn thương do thiếu oxy”. Với các bệnh nhân có bệnh lý mạn tính
Covid-19 nguy hiểm với người bệnh tiểu đường như thế nào? Với sự tác động của COVID-19 hay SAR-CoV2 không thể xem nhẹ. Đặc biệt với những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch, hen suyễn. Và tăng cường sức đề kháng sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả.
Vì sao COVID-19 nguy hiểm với người bị tiểu đường, tim mạch, hen suyễn?
Covid-19 nguy hiểm với người bệnh tiểu đường như thế nào?
Những người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, thận, bệnh đường hô hấp… sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19 hay SARS-Cov-2. Tỷ lệ tử vong ở nhóm này cũng cao hơn hẳn so với những nhóm lứa tuổi khác.
Mặc dù COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng cơ thể phải chịu áp lực rất lớn trong khi chống lại nó. “Ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19, phổi không thể nhận đủ oxy và điều này ảnh hưởng ngay lập tức đến các cơ quan khác trong cơ thể. Và những cơ quan này sẽ lại ngay lập tức chịu các tổn thương do thiếu oxy”.
Với các bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, thận hay chính bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn. Các bộ phận trong cơ thể của họ đã chịu các tổn thương do bệnh theo thời gian. Và khi mắc COVID-19, các tế bào miễn dịch trong máu sẽ không thể tiếp cận với virus nhanh như cần thiết.
Và nếu bạn bị tiểu đường, bạn có lượng đường trong máu cao. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, lượng đường trong máu này sẽ gây tổn thương cho nhiều bộ phận trong cơ thể. Về mặt vật lý, hệ thống miễn dịch khó nhiễm virus nhưng virus gây ra rất nhiều thiệt hại trước khi hệ thống miễn dịch nhận ra nó ở đó. Và khi cơ thể khởi động hệ miễn dịch, nó sẽ không hoạt động như bình thường. Các tế bào miễn dịch bị tổn thương vì chúng đã bị bão hòa trong nhiều năm và không hoạt động theo cách chúng nên làm.
Các dấu hiệu của bệnh Covid-19
Covid-19 nguy hiểm với người bệnh tiểu đường như thế nào?
hông thường, sau khi tiếp xúc và nhiễm phải COVID-19, người mắc thường có những biểu hiện như:
- Đau rát cổ họng.
- Sốt nhẹ.
- Khó thở.
- Chóng mặt.
- Chảy nước mũi.
- Người mệt mỏi, ngất xỉu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này ở ngưỡng rất cao. Đến nay, tỷ lệ tử vong của viêm đường hô hấp cấp do chủng COVID-19 mới đang ngày càng tăng cao, khó kiểm soát. Bởi khi virus này xâm nhập vào cơ thể người, nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ gây viêm phổi cấp, lâu dần dẫn tới suy hô hấp, tiến triển suy tạng, gây tử vong.
Đặc biệt, tính nghiêm trọng được nhân lên gấp bội ở những người nhiễm virus corona có mắc các bệnh lý mạn tính đi kèm như: Tiểu đường, tim mạch, huyết áp… (những người có hệ miễn dịch suy yếu).
Bệnh tiểu đường phòng covid 19 như thế nào?
Covid-19 nguy hiểm với người bệnh tiểu đường như thế nào?
Với nền khí hậu lạnh và độ ẩm cao như hiện nay, Việt Nam chính là nơi có điều kiện thuận lợi để cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh và lây lan khó kiểm soát, trong đó có virus corona. Trước mắt, để phòng tránh dịch COVID-19 , bạn hãy tuân thủ:
- Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Dùng khăn giấy che mũi, miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi và phải tiêu hủy hoặc bỏ vào thùng rác.
- Nên sử dụng đồ ăn, thức uống hàng ngày bằng cách nấu chín, đun sôi.
- Sử dụng khẩu trang đúng cách.
- Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt/ho.
- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã. Dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết…
- Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.
- Tập thể dục, nâng cao sức khỏe.
Những biện pháp phòng ngừa này là rất cần thiết, nhưng chỉ là yếu tố bên ngoài. Trong khi muốn ngăn chặn bệnh hiệu quả, cần phải kết hợp phòng từ ngoài vào trong. Tức là từ chính bên trong cơ thể mỗi người cần có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
10% bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19 tử vong sau vài ngày nhập viện
Theo một nghiên cứu tiến hành với hơn 1.300 bệnh nhân nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trung bình cứ 10 bệnh nhân bị tiểu đường thì một người tử vong trong vòng 7 ngày điều trị ở bệnh viện. 2/3 số bệnh nhân được nghiên cứu là nam giới trong khi độ tuổi trung bình của các bệnh nhân (cả 2 giới nam và nữ) và 70, nhập viện tại 53 bệnh viện ở Pháp từ ngày 10 đến 31-3. Nghiên cứu kết luận bệnh tiểu đường khiến mọi thứ càng phức tạp hơn và càng lớn tuổi thì nguy cơ tử vong càng cao. BMI (chỉ số thể trọng cơ thể, dựa vào cân nặng và chiều cao) càng cao thì càng tăng nguy cơ cần hỗ trợ thở lẫn nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, việc kiểm soát đường huyết hay tình trạng chỉ số đường huyết kém đi dường như không ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung. 10% bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19 tử vong sau vài ngày nhập viện Những biến chứng mạch máu nhỏ (ảnh hưởng đến mắt, thận và thần kinh) được phát hiện trong gần nửa số bệnh nhân. Các vấn đề liên quan đến những động mạch lớn hơn ở tim
Theo một nghiên cứu tiến hành với hơn 1.300 bệnh nhân nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trung bình cứ 10 bệnh nhân bị tiểu đường thì một người tử vong trong vòng 7 ngày điều trị ở bệnh viện.
2/3 số bệnh nhân được nghiên cứu là nam giới trong khi độ tuổi trung bình của các bệnh nhân (cả 2 giới nam và nữ) và 70, nhập viện tại 53 bệnh viện ở Pháp từ ngày 10 đến 31-3.
Nghiên cứu kết luận bệnh tiểu đường khiến mọi thứ càng phức tạp hơn và càng lớn tuổi thì nguy cơ tử vong càng cao. BMI (chỉ số thể trọng cơ thể, dựa vào cân nặng và chiều cao) càng cao thì càng tăng nguy cơ cần hỗ trợ thở lẫn nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, việc kiểm soát đường huyết hay tình trạng chỉ số đường huyết kém đi dường như không ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung.
Những biến chứng mạch máu nhỏ (ảnh hưởng đến mắt, thận và thần kinh) được phát hiện trong gần nửa số bệnh nhân. Các vấn đề liên quan đến những động mạch lớn hơn ở tim, não và chân xuất hiện trong hơn 40% bệnh nhân. Nếu có cả hai tình trạng trên, nguy cơ tử vong tăng lên gấp đôi.
Các bệnh nhân trên 75 tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần so với những người dưới 55 tuổi. Sau 7 ngày điều trị, 1/5 bệnh nhân phải đặt ống trợ thở và 1/10 tử vong. Số bệnh nhân khỏi bệnh và được xuất viện là gần 1/4.
Nghiên cứu kết luận insulin và các biện pháp điều trị đường huyết không phải là một yếu tố nguy cơ với những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, có thể tiếp tục điều trị cho các trường hợp nhiễm COVID-19 có bệnh tiểu đường.
Người Tiểu Đường Phải Bỏ Thuốc Lá Ngay Từ Hôm Nay!
Hút thuốc lá là một thói quen xấu, đặc biệt khi bạn là bệnh nhân tiểu đường. Tại sao lại như vậy, tôi sẽ phân tích cùng bạn thông qua bài viết sau đây. Hút thuốc lá – thói quen xấu khó bỏ Khác với những thói quen sống khác có thể thay đổi, trong thuốc lá có chữa nicotine là một chứng gây hưng phấn đồng thời gây nghiện rất lớn cho người hút. Hút thuốc là không những khiến đường huyết tăng cao mà còn dẫn tới hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như đột quỵ, đau tim, tắc nghẽn mạch máu… Người Tiểu Đường Phải Bỏ Thuốc Lá Ngay Từ Hôm Nay! Hút thuốc lá khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin và điều hòa hoạt động của insulin, điều này dẫn đến thiếu hụt insulin. Sự thiếu hụt insulin dẫn đến đường huyết tăng cao hơn và làm bệnh tiểu đường thêm trầm trọng. Ngoài ra, trong mỗi điều thuốc lá sẽ có chứa hơn 7000 chất độc khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu dần. Đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy sự oxy hóa và bệnh ung thư. Mặt khác, nicotine trong thuốc lá sẽ dẫn đến hiện tượng co mạch
Hút thuốc lá là một thói quen xấu, đặc biệt khi bạn là bệnh nhân tiểu đường. Tại sao lại như vậy, tôi sẽ phân tích cùng bạn thông qua bài viết sau đây.
Hút thuốc lá – thói quen xấu khó bỏ
Khác với những thói quen sống khác có thể thay đổi, trong thuốc lá có chữa nicotine là một chứng gây hưng phấn đồng thời gây nghiện rất lớn cho người hút. Hút thuốc là không những khiến đường huyết tăng cao mà còn dẫn tới hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như đột quỵ, đau tim, tắc nghẽn mạch máu…
Người Tiểu Đường Phải Bỏ Thuốc Lá Ngay Từ Hôm Nay!
Hút thuốc lá khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin và điều hòa hoạt động của insulin, điều này dẫn đến thiếu hụt insulin. Sự thiếu hụt insulin dẫn đến đường huyết tăng cao hơn và làm bệnh tiểu đường thêm trầm trọng.
Ngoài ra, trong mỗi điều thuốc lá sẽ có chứa hơn 7000 chất độc khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu dần. Đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy sự oxy hóa và bệnh ung thư. Mặt khác, nicotine trong thuốc lá sẽ dẫn đến hiện tượng co mạch máu và khiến mạch của bạn bị tắc nghẽn cục bộ. Thuốc lá còn gây tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ như các vitamin A, E, C, làm giảm các khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch như kẽm, selen, crôm. Người bệnh tiểu đường khi hút thuốc lá sẽ khiến các vết thương lâu lành, dẫn đến nguy cơ hoại tử, cắt cục chi.
4 bí quyết để từ bỏ thuốc lá cho người bệnh tiểu đường
Muốn cai thuốc lá thành công, bạn cần có một kế hoạch chi tiết và cực kỳ cụ thể cùng với đó mà một sự quyết tâm vô cùng cao độ. Để làm được việc này, bạn hãy áp dụng cùng lúc 4 bí quyết sau đây, sẽ rất có hiệu quả bạn nhé!
Trao đổi với chuyên gia
Người Tiểu Đường Phải Bỏ Thuốc Lá Ngay Từ Hôm Nay!
Điều kiện tiên quyết là hãy có một người bạn đồng hành trong hành trình từ bỏ thuốc lá của bạn. Đó có thể là bác sĩ, hoặc dược sĩ hoặc một chuyên gia về bệnh tiểu đường. Hãy gọi điện cho họ và kể về khoảng thời gian khó khăn khi từ bỏ thuốc lá mà bạn đã trải qua. Họ sẽ đưa cho bạn lời khuyên hoặc chí ít là động viên bạn cố gắng, đừng từ bỏ hành trình này. Chưa kể đến chuyên gia sẽ xây dựng cho bạn một lịch trình khoa học, cụ thể giúp việc từ bỏ thuốc lá của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Giữ bản thân thật bận rộn
Bận rộn là một cách tốt giúp bạn quên đi cơn nghiện thuốc lá của mình. Phương pháp này đặc biệt hiệu nghiệm trong giai đoạn đầu đấu tranh với thuốc lá, khi bạn còn đang phải đấu tranh tư tưởng với chính mình. Mỗi khi cảm thấy muốn hút thuốc, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
- Tập trung vào các việc mang tính sáng tạo, giải trí
- Chơi đùa cùng con cái
- Tản bộ hoặc xem phim cùng gia đình, bạn bè…
Xác định là loại trừ lý do hút thuốc
Hãy loại bỏ những điều thuốc cùng các gạt tàn lửa ra khỏi cuộc sống của bạn, tránh lui đến những nơi có nhiều người hút thuốc vì điều này sẽ khiến bạn thèm thuốc lá hơn. Hãy đưa ra những lý do khiến bạn bắt buộc phải dừng hút thuốc và ghi nó ra giấy, như là đường huyết của bạn dạo này đang ngày một tăng cao, bạn không muốn bị biến chứng hay chí ít đơn giản là bạn muốn sống lâu hơn cùng gia đình. Nhìn vào đó thật lâu và thật sâu, cảm nhận nó, bạn nhé!
Quyết tâm và suy nghĩ tích cực
Người Tiểu Đường Phải Bỏ Thuốc Lá Ngay Từ Hôm Nay!
Đây là chìa khóa then chốt cuối cùng để bạn có thể nói không với thuốc lá. Hãy luôn tập trung vào hiện tại, những nỗ lực mà bạn bỏ ra chắc chắn sẽ đem lại thành quả. Suy nghĩ tích cực tạo tâm lý thoải mái, khiến bạn không còn cần đến cảm giác vô thực mà thuốc lá mang lại nữa.
Trên đây là 4 bí quyết để từ bỏ thuốc lá cho bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này đến với người thân, gia đình và bạn bè bạn nha. Chúc bạn luôn may mắn và bình an.
Mất cân bằng dinh dưỡng trong kiểm soát bệnh tiểu đường nguy hại như thế nào?
Khi nhắc đến việc kiểm soát tiểu đường và ổn định đường huyết, dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất, bên cạnh việc sử dụng thuốc và tập thể dục. Cụ thể hơn, chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường cần giúp ổn định được đường huyết nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Một khảo sát thực tế cho thấy có đến 64% - 76.4% bệnh nhân tiểu đường không tuân thủ chế độ ăn kiêng, và năng lượng trung bình ăn vào của người bị tiểu đường ít hơn 70% năng lượng khuyến nghị mỗi ngày. Điều này chứng tỏ để duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng là một thử thách không nhỏ đối với bệnh nhân tiểu đường. Việc hiểu chưa đúng về chế độ ăn cho người bị tiểu đường là lý do chính dẫn đến ăn uống không đúng cách gây mất cân bằng về dinh dưỡng, cụ thể là: Ăn kiêng quá mức, không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể khiến sức khỏe giảm sút Lựa chọn thực phẩm không thích hợp: ăn thực phẩm có chất bột đường tiêu hóa nhanh gây tăng đường huyết. Cảm thấy việc đo lư
Vạch Trần Những Lời Đồn Chữa Tiểu Đường Dứt Điểm
Thi thoảng đâu đó trên internet, người ta lại đua nhau chia sẻ các bài viết có nội dung tương tự như “Làm thế nào để chữa dứt điểm tiểu đường?”, có đôi khi dân tình lại rỉ tai nhau những bài thuốc dân gian với hy vọng có thể chấm dứt căn bệnh kinh niên ấy. Nhưng, liệu tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không? Sự thật phía sau những lời đồn chữa tiểu đường dứt điểm ấy như thế nào? Tiểu đường là gì? Vạch Trần Những Lời Đồn Chữa Tiểu Đường Dứt Điểm Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường (tên dân gian thường gọi là đái đường) là một trong những căn bệnh không lây nhiễm, đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Tiểu đường nói chung thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa các thành phần bao gồm carbohydrate, mỡ và protein trong khi insulin của tuyến tụy hoạt động yếu hoặc bị thiếu hụt. Lượng đường trong máu lúc đói tăng cao (> 7mmol/l) là biểu hiện thường thấy của người bị tiểu đường. Phân loại tiểu đường Tiểu đường thường được chia làm 2 loại: Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Hai l
Thi thoảng đâu đó trên internet, người ta lại đua nhau chia sẻ các bài viết có nội dung tương tự như “Làm thế nào để chữa dứt điểm tiểu đường?”, có đôi khi dân tình lại rỉ tai nhau những bài thuốc dân gian với hy vọng có thể chấm dứt căn bệnh kinh niên ấy. Nhưng, liệu tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không? Sự thật phía sau những lời đồn chữa tiểu đường dứt điểm ấy như thế nào?
Tiểu đường là gì?
Vạch Trần Những Lời Đồn Chữa Tiểu Đường Dứt Điểm
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường (tên dân gian thường gọi là đái đường) là một trong những căn bệnh không lây nhiễm, đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Tiểu đường nói chung thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa các thành phần bao gồm carbohydrate, mỡ và protein trong khi insulin của tuyến tụy hoạt động yếu hoặc bị thiếu hụt. Lượng đường trong máu lúc đói tăng cao (> 7mmol/l) là biểu hiện thường thấy của người bị tiểu đường.
Phân loại tiểu đường
Tiểu đường thường được chia làm 2 loại: Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Hai loại này có sự khác nhau điển hình cơ bản.
Tiểu đường type 1: Là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Đái tháo đường type 1 xảy ra khi tế bào Beta bị phá hủy, khiến cho bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít insulin. Vì vậy với bệnh nhân đái tháo đường type 1 thì việc tiêm insulin là bắt buộc.
Vạch Trần Những Lời Đồn Chữa Tiểu Đường Dứt Điểm
Theo thống kê, có khoảng 10% số bệnh nhân tiểu đường mắc tiểu đường type 1. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu vẫn là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Tiểu đường type 2: Là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Cơ thể vẫn đều đặn sản xuất insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả nên tình trạng đường huyết liên tục tăng thường xuyên xảy ra. Với bệnh nhân thuộc nhóm đái tháo đường type 2, không có sự phá hủy tế bào Beta nên ở giai đoạn đầu hoặc có thể là suốt đời bệnh nhân không cần phải dùng insulin để sống sót. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, khi không thể dùng thuốc để kiểm soát đường huyết thì bắt buộc phải chuyển sang điều trị bằng insulin. Ước tính có đến 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường mắc tiểu đường type 2.
Vậy có hay không việc có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường?
Theo G.S Thái Hồng Quang – chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, ở thời điểm hiện tại việc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường bao gồm cả tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 là vô cùng khó khăn do cơ chế gây bệnh phức tạp. Với tiểu đường type 1, nơi sản xuất ra insulin là đảo tụy bị phá hủy nên nếu muốn chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường chỉ có thể trông đợi vào việc cấy ghép. Nhưng, với công nghệ y học như hiện nay, việc cấy ghép cũng không hề đơn giản, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Riêng với bệnh tiểu đường type 2, rối loạn chuyển hóa xảy ra ở cấp độ tế bào nên nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp thì có cơ hội chữa khỏi. Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh tiểu đường thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hơn nên việc điều trị dứt điểm cũng hề dễ dàng.
Dẫu vậy, biết đâu đấy trong tương lai gần, khi Y học bước thêm một bước tiến mới, việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường lại trở thành sự thật. Chúng ta có quyền hy vọng vào điều đó.
Phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả
Chúng ta có thể kết hợp cả đông y lẫn tây y để việc điều trị tiểu đường đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao, tăng cường bổ sung chất xơ, hạn chế tinh bột, đồ ngọt, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây nên.
Liệu pháp điều trị tiểu đường mới bằng tây y cho bệnh nhân tiểu đường type 1
Vạch Trần Những Lời Đồn Chữa Tiểu Đường Dứt Điểm
Cấy ghép tụy
Phương pháp cấy ghép tụy có thể được áp dụng với bệnh nhân tiểu đường type 1. Tụy được cấy ghép thành công sẽ giúp cơ thể phục hồi khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy vậy, nguồn tụy luôn trong tình trạng khan hiếm cùng với việc phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng.
Cấy ghép tế bào đảo nhỏ
Tìm ra giải pháp từ nguyên nhân gây bệnh là điều thường thấy trong việc chữa trị bất kỳ căn bệnh nào. Sự tổn thương của tế bào Beta làm suy giảm chức năng điều tiết insulin là nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường type 1.
Sau khi được cấy ghép thành công, các tế bào của người hiến tặng sẽ tham gia giải phóng insulin, điều chỉnh đường máu. Tương tự như phương pháp cấy ghép tụy, sau phẫu thuật cấy ghép tế bào đảo nhỏ, người được hiến tặng cũng phải uống, duy trì thuốc chống miễn dịch suốt đời.
Liệu pháp tế bào gốc
Các tế bào gốc được cấy ghép vào cơ thể để phát triển thành các tế bào Beta. Nghiên cứu bước đầu cho thấy phương pháp này có hiệu quả rõ rệt tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm.
Đông tây y kết hợp và chế độ thực dưỡng hợp lý cho người tiểu đường type 2
Thực chất, người bị bệnh tiểu đường type 2 giai đoạn đầu có thể không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, việc đó đòi hỏi một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, điều mà ít người đáp ứng được. Thế nên, thuốc hạ đường huyết nhóm Biguanid và Sulfonylurea là sự lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị tiểu đường type 2.
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rèn luyện sức khỏe
Với nhóm bệnh nhân tiểu đường type 2, thì việc duy trì một chế độ ăn ít tinh bột, giàu chất xơ cực kỳ quan trọng.
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân tiểu đường
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tăng cường vận động thể chất, tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng để chống chọi với bệnh tật.
Tập thể dục nâng cao sức khỏe
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị, bạn cũng nên bổ sung các thảo dược tốt cho sức khỏe như mạch môn, câu kỳ tử, hoài sơn… Liệu pháp này vừa giúp tránh được tác dụng phụ của thuốc Tây y, vừa làm tăng hiệu quả trị bệnh.
Sự thật phía sau những lời đồn chữa tiểu đường dứt điểm ra sao? Thực tế, đôi khi đó chỉ là cách thổi phồng của một vài nhà thuốc gây niềm tin cho người bệnh để trục lợi. Bởi lẽ việc có thể trị dứt điểm căn bệnh này là vô cùng khó khăn. Vì vậy, bạn cần tỉnh toán trước khi đưa ra một quyết định nào đó cho việc chữa trị căn bệnh này.
6 bí quyết để người bệnh tiểu đường có thể tận hưởng cuộc sống
Sống với căn bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm người bệnh cảm thấy nặng nề, đơn độc với những cuộc hẹn cùng bác sĩ, phải theo dõi lượng đường và lo lắng về khả năng bệnh trở nên phức tạp hơn.Thế nhưng, vẫn có những cách có thể giúp người bệnh thư giãn, sống hòa nhập và thậm chí nuông chiều bản thân. Những việc như thế không chỉ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn mà còn khỏe mạnh hơn. 6 bí quyết để người bệnh tiểu đường có thể tận hưởng cuộc sống Hít thở sâu Có lẽ bạn đã nghe rằng thiền giúp giảm stress. Nhưng bạn có biết là thiền định cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu? “Kiểm soát stress đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường vì các hormone gây stress có thể làm tăng lượng đường trong máu”, Sacha Uelmen – Giám đốc Dinh dưỡng của Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ nói. 6 bí quyết để người bệnh tiểu đường có thể tận hưởng cuộc sống Theo một nghiên cứu của Pennsylvania State University vào năm 2015, những phụ nữ thực hành thiền định trong 16 tuần để giảm stress cũng đồng thời giúp h
Sống với căn bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm người bệnh cảm thấy nặng nề, đơn độc với những cuộc hẹn cùng bác sĩ, phải theo dõi lượng đường và lo lắng về khả năng bệnh trở nên phức tạp hơn.Thế nhưng, vẫn có những cách có thể giúp người bệnh thư giãn, sống hòa nhập và thậm chí nuông chiều bản thân. Những việc như thế không chỉ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn mà còn khỏe mạnh hơn.
6 bí quyết để người bệnh tiểu đường có thể tận hưởng cuộc sống
Hít thở sâu
Có lẽ bạn đã nghe rằng thiền giúp giảm stress. Nhưng bạn có biết là thiền định cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu? “Kiểm soát stress đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường vì các hormone gây stress có thể làm tăng lượng đường trong máu”, Sacha Uelmen – Giám đốc Dinh dưỡng của Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ nói.
6 bí quyết để người bệnh tiểu đường có thể tận hưởng cuộc sống
Theo một nghiên cứu của Pennsylvania State University vào năm 2015, những phụ nữ thực hành thiền định trong 16 tuần để giảm stress cũng đồng thời giúp hạ lượng đường trong máu. Vì vậy, đừng quên dành vài phút để hít thở sâu và cảm nhận hiện tại.
Ăn và đi bộ
Một hình thức thể dục nào đó nên là điều bắt buộc khi bạn phải kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Nhưng để tìm được thời gian và động lực ép mình vào một bài tập, lịch tập đầy đủ có lẽ làm bạn cảm thấy như có một gánh nặng.
Rất may, một nghiên cứu gần đây gợi ý rằng chỉ cần đi bộ 10 phút sau bữa ăn có thể giúp hạ lượng đường trong máu nhiều hơn 12% so với đi bộ 30 phút một lần trong ngày. Đi bộ sau bữa tối là có lợi nhất vì đó là lúc tiêu thụ nhiều carbohydrate nhất. Vậy lần sau, khi đi ăn tối với gia đình và bạn bè, bạn hãy đề nghị họ cùng cuốc bộ một lát nhé.
Hãy cất lên tiếng cười
Dân gian có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Theo một cuộc nghiên cứu vào năm 2009, “một tiếng cười vui vẻ” đi cùng với biện pháp điều trị phù hợp sẽ làm tăng cholesterol có lợi và hạ thấp sự viêm nhiễm ở bệnh nhân tiểu đường.
Có thể bạn cần tìm hiểu xem có chương trình hài kịch thú vị nào sắp được công diễn?
Kỳ nghỉ vui vẻ
Hãy giả định rằng bác sĩ của bạn không phản đối và không có lý do gì để căn bệnh tiểu đường cản trở máu phiêu lưu của bạn. Dĩ nhiên, những chuyến bay dài hoặc tình trạng hoãn chuyến có thể làm bất cứ ai cũng phải căng thẳng. Vì thế, bạn cần lập kế hoạch trước để chuyến đi được thoải mái. Cần chuẩn bị sẵn sàng thuốc uống và đồ ăn vặt như hạt và trái cây khô.
Nếu bạn ra nước ngoài, cũng nên học vài cụm từ và câu liên quan đến y tế đề phòng trường hợp khẩn cấp và chuẩn bị sẵn một bức thư từ bác sĩ của bạn, với những chi tiết về bệnh trạng và kê đơn (được dịch sang ngôn ngữ địa phương).
Làm việc tốt
6 bí quyết để người bệnh tiểu đường có thể tận hưởng cuộc sống
Dành thời gian của bạn cho một mục đích, một việc ý nghĩa mà bạn quan tâm. Đến thăm một trường học ở vùng cao hay tổ chức một phiên chợ bán hàng vì mục đích thiện nguyện.
Theo nghiên cứu, những người tham gia hoạt động tình nguyện có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn, cũng như cảm nhận một mục đích sống và sự hài lòng lớn hơn. Đây không đơn thuần chỉ là lợi ích tâm lý. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy những người trên 50 tuổi và thường xuyên hoạt động tình nguyện thì ít có khả năng bị huyết áp cao hơn, có thể là do ít stress hơn.
Tận hưởng sôcôla
Bạn có thể nhượng bộ cơn thèm sôcôla mà không làm hỏng chế độ ăn kiêng. Nghiên cứu cho thấy bột cacao không làm tăng đường trong máu và thật ra có thể giúp kiểm soát lượng đường. Nên lưu ý là lợi ích này chỉ đến với sôcôla “thật và không được làm ngọt”.
5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020
Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể của con người, không chỉ có nhiệm vụ lọc máu mà còn thực hiện chức năng bài tiết độc tố, thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, dưới những hoạt động này, lá gan của chúng ta rất dễ bị tổn thương dẫn tới suy giảm chức năng gan. Vậy làm thế nào để khắc phục những tổn thương của gan ? Hãy tham khảo ngay5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020. Khổ qua rừng Khổ qua rừng hay còn gọi là quả mướp đắng rừng, thuộc họ bầu bí, quả ăn được. Cây có nguồn gốc ở một số quốc gia vùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi. Chúng ta có thể tìm thấy loại quả này ở một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Caribbean… 5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020 Toàn bộ cây khổ qua rừng gồm lá, dây và quả đều được dùng để làm thuốc. Tác dụng của khổ qua rừng vô cùng nhiều và được xem là vị thuốc quý giá mà thiên nhiên trao cho con người để chữa và phòng chống các bệnh nguy hiểm Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc với
Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể của con người, không chỉ có nhiệm vụ lọc máu mà còn thực hiện chức năng bài tiết độc tố, thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, dưới những hoạt động này, lá gan của chúng ta rất dễ bị tổn thương dẫn tới suy giảm chức năng gan. Vậy làm thế nào để khắc phục những tổn thương của gan ? Hãy tham khảo ngay5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020.
Khổ qua rừng
Khổ qua rừng hay còn gọi là quả mướp đắng rừng, thuộc họ bầu bí, quả ăn được. Cây có nguồn gốc ở một số quốc gia vùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi. Chúng ta có thể tìm thấy loại quả này ở một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Caribbean…
5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020
Toàn bộ cây khổ qua rừng gồm lá, dây và quả đều được dùng để làm thuốc. Tác dụng của khổ qua rừng vô cùng nhiều và được xem là vị thuốc quý giá mà thiên nhiên trao cho con người để chữa và phòng chống các bệnh nguy hiểm
Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc với công dụng thanh nhiệt, trừ đờm, giải độc, giúp làm cắt đi các cơn ho… Chỉ cần dùng 100g dây khổ qua rừng khô đem đi sắc chung với 1 lít nước rồi để uống hằng ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Tác dụng mát gan giải độc, hạ men gan, vì vậy khổ qua rừng trị mụn rất hiệu quả. Ngoài ra dây khổ qua rừng giảm cân rất tốt và lành tính, không gây ra các tác dụng phụ bất lợi.
Tác dụng mát gan giải độc, hạ men gan, vì vậy khổ qua rừng trị mụn rất hiệu quả. Ngoài ra dây khổ qua rừng giảm cân rất tốt và lành tính, không gây ra các tác dụng phụ bất lợi.
Giúp hỗ trợ chữa bệnh Gout: khổ qua rừng sẽ có tác dụng làm giảm lượng axit uric gây gout, giúp ngăn ngừa bệnh gout.
Giúp chữa bệnh thấp khớp: chế biến khổ qua rừng làm thành dạng trà để dành uống có thể giúp ngăn ngừa các căn bệnh đau nhức xương khớp.
Khổ qua giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư: với vitamin C và các protein hàm lượng cao, dây khổ qua rừng giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể để kháng lại sự tấn công của các tế bào ung thư, ngăn ngừa và phòng hiệu quả các loại bệnh ung thư. Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng của các đại thực bào.
Mang lại giấc ngủ sâu và ngon hơn: thường xuyên sử dụng khổ qua giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tinh thần luôn minh mẫn, sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh linh hoạt dẻo dai, tràn đầy sức sống.
Khổ qua rừng được sử dụng làm món ăn hằng ngày.
Cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa còn có những tên gọi như: Diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, cây cau trời, cây chó đẻ,…
5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020
Theo Đông y, cây chó đẻ có công dụng hạ nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu được sử dụng nhiều trong những bài thuốc giải rượu, giải độc gan, điều trị u nhọt, nóng trong người, ăn không ngon miệng, khó ngủ. Đặc biệt, cây chó đẻ được sử dụng trong những bài thuốc giải rượu giúp người say rượu tỉnh nhanh, không còn cảm giác mệt mỏi, đau đầu như trước.
Cách sử dụng cây chó đẻ: Cây chó đẻ, nhổ cả cây, rửa sạch, phơi khô, chặt nhỏ rồi pha làm nước uống.
Với những người mắc bệnh liên quan tới gan hoặc thường xuyên uống rượu có thể thay thế nước uống hàng ngày bằng nước hãm từ cây chó đẻ.
Cây actiso
5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020
Cây actiso có nguồn gốc từ miền nam của Châu Âu, cây có chiều cao 2m, chiều dài của lá tới 80cm. Từ xưa người Hy Lạp đã sử dụng cây actiso lấy hoa là thực phẩm dinh dưỡng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, cây actiso có công dụng nhuận tràng, lợi tiểu, đồng thời giảm cholesterol, giải độc gan tốt.
Từ xưa, cây acitso đã xuất hiện trong những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về gan như bệnh viêm gan mạn tính, sơ gan cổ trướng,… Bên cạnh đó cây actiso còn hỗ trợ điều trị hiệu quả cho những trường hợp nóng trong, người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm không khí.
Cách sử dụng cây actiso: Có thể sử dụng cây actiso ở dạng tươi hoặc khô. Chế biến actiso thành món ăn, hãm trà hoặc nấu thành cao.
Mặc dù actiso có công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên quá lạm dụng cây actiso.
Cây mật nhân
5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020
Cây mật nhân còn được gọi là cây bách bệnh bởi có công dụng hỗ trợ, điều trị được nhiều bệnh. Theo Đông y, cây mật nhân được dùng để hỗ trợ, điều trị bệnh:
- Đau mỏi lưng, đau nhức người
- Chứng ăn không tiêu
- Nóng trong người
- Giải rượu mạnh
- Hạ men gan, bảo vệ lá gan
- Kích thích sản xuất testoterone ở nam giới. Testoterone kích thích chuyển hóa, đốt cháy mỡ thừa, tăng tạo hồng cầu và tăng tạo cơ.
- Trị ghẻ lở, ngứa ngáy
Cách sử dụng:
Lá cây mật nhận được rửa sạch, nấu nước tắm trị bệnh ghẻ lở, ngứa ngáy, nấm đầu
Rễ cây mật nhân được chẻ nhỏ, rửa sạch, sao vàng sắc lấy nước uống.
Ngoài ra có thể tán rễ cây mật nhân thành bột mịn sau đó trộn với mật ong vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày chỉ sử dụng chừng 6g hỗn hợp này.
Cây nhân trần
5 thảo dược thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan tốt nhất 2020
Nhân trần là cây cỏ mọc hoang ở vùng đồi núi và có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta. Cây nhân trần từ lâu đã được biết đến với công dụng:
- Tăng tiết mật
- Giải độc gan
- Chống viêm, kháng khuẩn tốt
- Chữa sốt, hồi phục sức khỏe cho cho sản phụ
Ngoài ra, cây nhân trần kết hợp với quả dành dành làm trà hãm nước uống còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan vàng da.
Cách sử dụng: Cây nhân trần nhổ cả cây, rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô sau đó hãm trà. Có thể uống nước nhân trần hàng ngày thay cho nước lọc.
Lượng đường trong máu cao nguy hiểm như thế nào?
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy không ngừng lo lắng nếu phát hiện đường trong máu cao liên tục. Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? và khi có lượng đường huyết cao người bệnh nên làm gì để khắc phục tình trạng? Vấn đề này phổ biến ở người tiền tiểu đường (rối loạn dung nạp glucose) hoặc người bệnh tiểu đường tuýp 2. Đường trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tiến triển âm thầm trong nhiều năm như tổn thương thận, mắt, hệ thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, xơ vữa mạch… 1. Những dấu hiệu giúp nhận biết đường trong máu tăng cao Các triệu chứng khi đường trong máu tăng cao ở mỗi người có thể khác nhau. Ở một số người, bệnh đường máu tăng cao có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì khác lạ cho đến khi các biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh có lượng đường trong máu cao sẽ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây: – Đi tiểu nhiều trong ngày, đặc biệt vào ban đêm – Luôn trong trạng thái khát nước và khô miệng – Mắt nhìn kém, mờ và nhức mỏi – Mệt mỏ
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy không ngừng lo lắng nếu phát hiện đường trong máu cao liên tục. Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? và khi có lượng đường huyết cao người bệnh nên làm gì để khắc phục tình trạng?
Vấn đề này phổ biến ở người tiền tiểu đường (rối loạn dung nạp glucose) hoặc người bệnh tiểu đường tuýp 2. Đường trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tiến triển âm thầm trong nhiều năm như tổn thương thận, mắt, hệ thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, xơ vữa mạch…
1. Những dấu hiệu giúp nhận biết đường trong máu tăng cao
Các triệu chứng khi đường trong máu tăng cao ở mỗi người có thể khác nhau. Ở một số người, bệnh đường máu tăng cao có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì khác lạ cho đến khi các biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh có lượng đường trong máu cao sẽ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
– Đi tiểu nhiều trong ngày, đặc biệt vào ban đêm
– Luôn trong trạng thái khát nước và khô miệng
– Mắt nhìn kém, mờ và nhức mỏi
– Mệt mỏi
– Nhanh đói
– Giảm cân nhanh
– Dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành
Lượng đường trong máu cao nguy hiểm như thế nào?
2. Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không?
Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng nguy hiểm đối với người bênh, gây ra các biến chứng cấp tính và lâu dài.
Biến chứng cấp tính khi tăng lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không khi không được phát hiện? Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Có những biến chứng nguy hiểm như:
– Nhiễm toan ceton do tăng đường huyết
Biến chứng này thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1, hiếm gặp ở tiểu đường tuýp 2. Khi đường trong máu của bệnh nhân trên mức 14 mmol/l hoặc 250 mg/dL thì các tế bào ở cơ thể bị thiếu năng lượng trầm trọng. Cơ thể tự khắc phục tình trạng bằng cơ chế “đốt cháy” chất béo tạo năng lượng. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo ra chất ceton tích tụ trong máu, khi tích tụ với lượng lớn (nhiễm toan ceton) sẽ gây độc cho cơ thể. Triệu chứng ở người nhiễm toan ceton là bồn chồn, khó chịu, thở ra có mùi giấm hoặc hoa quả bị lên men.
Lượng đường trong máu cao nguy hiểm như thế nào?
– Tăng áp lực thẩm thấu
Xảy ra khi đường huyết tăng cao quá mức làm nước trong cơ thể bị thẩm thấu nhiều vào trong lòng mạch. Dịch của cơ thể bị kéo ra ngoài theo đường nước tiểu làm cơ thể bị mất chất dịch nghiêm trọng. Các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu cũng khá giống với nhiễm toan ceton.
Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng lâu dài khi tăng đường huyết
Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu, các biến chứng này có thể là:
Lượng đường trong máu cao nguy hiểm như thế nào?
– Biến chứng mạch máu lớn
Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch vành,…
– Biến chứng mạch máu nhỏ
Gây tổn thương các dây thần kinh, ảnh hưởng đến mắt, thận như giảm thị lực, mù lòa, suy thận.
– Biến chứng do tổn thương hệ thần kinh
Người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.
3. Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường trong máu tăng cao?
– Nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ bản thân mình hay người thân gặp các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, bởi chúng đều rất nguy hiểm và có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
– Mặt khác, nếu phát hiện lượng đường trong máu tăng cao bằng cách kiểm tra đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết hoặc nghi ngờ đường huyết bị tăng cao dựa vào các triệu chứng thì người bệnh cần thực hiện những lời khuyên sau đây:
+ Nên thực hiện chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường với cường độ vừa phải, phù hợp với tình trạng bệnh và sức chịu đựng của mình. Vận động thể chất là một giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng kháng insulin của tế bào, giúp cho đường huyết trong máu có thể dễ dàng được vận chuyển vào tế bào, từ đó giảm lượng đường trong máu.
+ Kiểm tra xem chế độ ăn uống của bạn đã khoa học chưa? Những thực phẩm dễ khiến cho đường huyết tăng cao thường là các chất chứa bột đường đơn giản như nước ngọt, nước trái cây, bánh quy, bánh mì, cơm trắng,…Nếu bệnh nhân đang ăn nhiều các thực phẩm loại này thì nên giảm bớt. Để kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết thì người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hoặc có thành phần là các chất bột đường phức tạp như các loại hạt, gạo lứt, các loại đậu đỗ, các loại rau có tính nhớt,…
Lượng đường trong máu cao nguy hiểm như thế nào?
+ Kiểm tra các loại thuốc đang dùng xem liều lượng dùng có đúng quy định không, đúng thời gian không? Nếu phát hiện nguyên nhân tăng đường huyết là do sử dụng thuốc không đúng liều lượng khuyến cáo hoặc quên thuốc thì cần thay đổi ngay.
Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc thường xuyên, đều đặn với liều lượng theo đúng khuyến cáo trong khi ăn uống và luyện tập khoa học, tích cực thì cần trao đổi với bác sĩ điều trị để điều chỉnh tăng liều hoặc kết hợp thuốc. Bởi khi điều trị tiểu đường bằng thuốc, theo thời gian phải tăng liều lượng để có hiệu quả điều trị tương đương, hiện tượng “nhờn thuốc”.
Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Lượng đường trong máu cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh cao huyết áp hay mỡ máu cao. Người bệnh phải biết cách kiểm soát lượng đường trong máu của mình bằng các cách kết hợp ăn uống, luyện tập khoa học và điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.