Khi bạn bị đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường), hoặc là người chăm sóc người bị tiểu đường trong gia đình, chắc hẳn bạn mong muốn biết làm thế nào để sống chung với căn bệnh này mà vẫn có được một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh.
Để kiểm soát tốt tiểu đường, bạn phải luôn đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng nhất: Chế độ dinh dưỡng, tuân thủ điều trị và tập thể dục. 3 yếu tố này gắn liền chặt chẽ với nhau, vì vậy nếu 1 trong 3 yếu tố không được đảm bảo, việc kiểm soát tiểu đường của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn.
5 Lưu ý để sống cân bằng cùng tiểu đường mà bạn phải đọc ngày từ hôm nay
Trong số 3 yếu tố đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tại sao lại như vậy?
Chế độ ăn giữ một vai trò quan trọng trong việc đem lại sức khỏe tốt nhất cho bạn. Đối với người mắc tiểu đường, cần lưu ý chế độ ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể và phải ổn định được đường huyết. Nếu bạn nạp quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì đường huyết của bạn sẽ tăng cao hơn mức cho phép; nếu bạn nạp quá ít dưỡng chất và kiêng khem quá mức, đường huyết sẽ giảm và gây ra hiện tượng hạ đường huyết. Một chế độ ăn cân bằng cho người tiểu đường sẽ giúp đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể mà vẫn ổn định đường huyết, từ đó giúp kiểm soát tốt tiểu đường.
5 Lưu ý để sống cân bằng cùng tiểu đường mà bạn phải đọc ngày từ hôm nay
Trước tiên bạn hãy cùng kiểm tra xem bản thân có dấu hiệu nào trong 5 dấu hiệu nhận biết mất cân bằng dinh dưỡng trong quản lý tiểu đường hay không:
1.Bạn luôn có cảm giác đói, thèm ăn:
Đây là trường hợp thường gặp khi lượng đường cơ thể bạn cần không được cung cấp đủ nên không có đủ năng lượng để hoạt động. Chính vì vậy não bộ của bạn luôn phát tín hiệu tăng cảm giác đói, thèm ăn để bổ sung thêm đường cho cơ thể.
2. Bạn cảm thấy bủn rủn chân tay, thiếu năng lượng:
Nếu bạn ăn uống đủ bữa nhưng vẫn thấy bủn rủn chân tay, thiếu năng lượng, có thể chế độ dinh dưỡng của bạn đã mất cân bằng. Khi chế độ ăn của bạn mất cân bằng thì cơ thể bạn sẽ không chuyển hóa thức ăn tốt dẫn đến thiếu năng lượng cho cơ thể.
3. Bạn mệt mỏi và cảm thấy không thoải mái về tâm lý:
Bộ não của bạn cũng giống như một đứa trẻ vậy. Nếu bạn cung cấp năng lượng – thức ăn của não bộ - quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây phản ứng khó chịu, từ đó dẫn đến tâm lý không thoải mái và mệt mỏi.
4. Bạn bị hạ đường huyết/tăng đường huyết đột ngột:
Đây chắc chắn là dấu hiệu mạnh mẽ nhất của việc thiếu cân bằng dinh dưỡng. Đường trong máu bỗng dưng tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột cho thấy nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể của bạn khi thì quá nhiều hoặc quá ít. Hãy luôn giữ cho chế độ ăn của bạn thật cân bằng để tránh các trường hợp này nhé.
5. Bạn cảm thấy đường huyết mình không ổn định dạo gần đây:
Hãy luôn nghe theo phản ứng của cơ thể bạn. Cũng như dấu hiệu thứ 4, đường huyết không ổn định là do chế độ ăn của bạn thiếu cân bằng, dẫn đến lượng đường được dung nạp vào máu từ thức ăn cũng bị bất ổn định theo.
Vậy làm thế nào để bạn có thể dễ dàng cân bằng chế độ dinh dưỡng và kiếm soát tiểu đường tốt hơn?
Việc đầu tiên là bạn cần phải chọn thực phẩm hợp lý theo nhu cầu của người tiểu đường thông qua chỉ số đường huyết (GI). Mỗi người tiểu đường sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo mức độ đường trong máu và khả năng đáp ứng thuốc của người ấy. Bạn có thể tham khảo thêm về thực đơn chi tiết của các chế độ ăn khác nhau tại đây để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.