Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần thiết lập thận trọng, chọn những món ăn không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số món ăn trong thực đơn hàng ngày mà người tiểu đường có thể lựa chọn.
1. Lời khuyên dinh dưỡng của bác sĩ cho bệnh nhân tiểu đường
– Bệnh nhân tiểu đường nên ăn đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng tùy theo mức độ hoạt động, tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật của cơ thể.
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
– Tiếp thu lượng thức ăn rải đều trong ngày. Nên chia thực đơn dành cho người tiểu đường thành các bữa chính, bữa phụ, có thể ăn từ 6 – 7 bữa. Tránh những bữa ăn lớn, ăn quá no.
– Giữ đúng giờ ăn theo lịch mỗi ngày. Ăn đều đặn các bữa, không được bỏ bữa ăn ngay cả khi người mệt mỏi, bị ốm, chán ăn.
– Nên giữ ổn định số lượng Glucid (đường bột) trong thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường bằng cách thay thế các thức ăn giàu tinh bột như: khoai củ, các loại hoa quả có hàm lượng đường thấp, các loại bánh người tiểu đường có thể sử dụng.
– Lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI ≤ 55) như các loại thực phẩm nguyên hạt hoặc có nhiều chất xơ như gạo lứt, gạo giã,…Khi lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (GI trong khoảng 56 -69) và những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI ≥ 70) thì cần phải phối hợp với các thực phẩm có nhiều chất xơ.
– Trong thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường nên ăn từ 300 đến 500 gram rau. Các loại rau có nhiều chất xơ như rau cải xoong, rau dọc mùng, rau cần,… Khi ăn hoa quả nên ăn cả múi, hoa quả cũng là một trong những loại có nhiều chất xơ.
– Hạn chế ăn uống những thực phẩm có hàm lượng đường cao, đường hấp thụ nhanh như đường kính, đường mật ong, các loại mứt, hoa quả sấy, kẹo socola, những loại đồ uống có ga, nước ngọt.
– Ăn hạn chế các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhiều mỡ, giàu cholesterol như thịt mỡ, bơ, phủ tạng động vật… Nên ăn các loại thực phẩm chứa chất béo Omega – 3, một loại chất béo tốt cho cơ thể. Loại chất béo này có trong đậu phụ, vừng, lạc, cá…
Thay dầu ăn động vật bằng dầu ăn thực vật để sử dụng nấu nướng, nhưng hạn chế các món xào, nhiều dầu mỡ, rán nướng.
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
– Khi nấu nướng nên giảm lượng muối vào các món ăn, ăn nhạt sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
– Người tiểu đường nên cố gắng hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê.
– Ổn định cân nặng ở mức bình thường.
– Cân bằng dinh dưỡng: cung cấp đủ protein, vitamin, chất béo, chất xơ mỗi ngày.
2. Một số thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường
Người tiểu đường thường bị hạn chế rất nhiều trong vấn đề ăn uống, dưới đây là một số món ăn có thể thiết lập vào thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường.
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
Giá đỗ xào
Đây là món ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, cũng rất tốt cho những người gầy yếu, sức khỏe kém. Có thể lựa chọn 500g giá đỗ xanh trong các bữa ăn.
Khổ qua xào đậu phụ
Chuẩn bị 150g khổ qua (mướp đắng) và 100g đậu phụ. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần thái bỏ ruột khổ qua, dùng dầu thực vật xào to lửa cho chín tái, sau đó cho đậu phụ thái lát, thêm chút muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Người tiểu đường ăn thực đơn này 1 lần trong ngày.
Khổ qua xào thịt nạc
Cách làm tương tự món khổ qua xào đậu phụ. Thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này rất tốt cho những người hay bị chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ,…
Sữa mạch môn ô mai
Chuẩn bị 20g mạch môn, 12g ô mai. Sắc kỹ chắt lấy nước, bỏ bã, sau đó thêm 30 ml sữa bò, khuấy lắc đều là có thể uống. Dùng trong các trường hợp bị khô miệng khó nuốt, khát nước, bệnh nhân tiểu đường có thể cho vào thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường, sử dụng uống vào các bữa phụ rất tốt.
Nhựa mận vịt ngọc trúc
Nguyên liệu: 50g ngọc trúc, 50g sa sâm, 1 con vịt, 1 củ hành tây, 6g gừng tươi.
Chế biến: Vịt làm sạch, sau đó nấu với sa sâm, ngọc trúc. Đầu tiên đun lửa rồi bật nhỏ lửa nấu nhừ trong 1 giờ. Vớt bỏ bã thuốc, cho gia vị là có thể sử dụng.
Đậu đỏ hầm phổi dê
Nguyên liệu: Phổi dê 1 lá, đậu đỏ 100g. Phổi dê thái lát, hầm cùng đậu đỏ, thêm gia vị vừa miệng, nấu nhừ. Món ăn rất bổ dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đi tiểu ít và nước tiểu màu đỏ đục.
Vịt hầm sa sâm ngọc trúc
Nguyên liệu: 1 con vịt đã làm sạch, 50g sa sâm, 50g ngọc trúc.
Chế biến tương tự nhựa mận vịt ngọc trúc, hầm nhừ vịt cùng sa sâm, ngọc trúc, cho thêm gia vị, nhưng khuyến khích ăn nhạt. Tác dụng tốt cho người táo bón, bệnh nhân tiểu đường.
Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc
Nguyên liệu: 1 con bồ câu được làm sạch, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Hầm nhừ các nguyên liệu trong khoảng 2 tiếng.
Rùa hầm bắp nếp
Chuẩn bị 200g thịt rùa, có thể dùng 200g ngô nếp hoặc ngô tẻ.
Hầm thịt rùa đã chặt nhỏ với hạt ngô. Hầm dạng canh súp, dùng cho người tiểu đường hoặc tăng huyết áp.
Trai sò luộc
Có thể lựa chọn sò biển hoặc sò huyết luộc chín, ăn với gia vị thường ngày.
Không chỉ tác dụng tốt với người bị tiểu đường mà còn nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: bổ thanh, tốt cho người bị bướu cổ, khí hư, sưng hạch,…
Biển đậu mộc nhĩ tán
Chế biến 60g mộc nhĩ, 60g biển đậu tán nhĩ. Mộc nhĩ, biển đậu sấy khô, tán thành bột, chia làm nhiều lần uống. Người tiểu đường có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 9g.
Thịt lợn hầm râu ngô
Chọn thịt lợn nạc và râu ngô liều lượng thích hợp. Hầm canh như, gia vị thích hợp. Rất tốt cho người tiểu đường nên khuyến khích cho vào thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường.
Râu ngô hầm ong non
Nguyên liệu: râu ngô 30g, 120g ong non. Thêm nước và gia vị nấu cho chín nhừ. Cách ngày ăn một lần. Món ăn này còn tốt cho người viêm thận, viêm gan, viêm túi mật và người tiểu đường.
Nước bột đậu xanh
Dùng 200g đậu xanh nấu chín nhừ, lọc tách bã. Người tiểu đường có thể uống vào buối sáng, mỗi lần 1 chén.
Đậu xanh còn có thể nấu cháo cùng bí đao, người tiểu đường có thể sử dụng trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày ăn một lần. Chế biến đơn giản 100g đậu xanh bỏ vỏ + 200g bí đao bỏ vỏ xay nhuyễn, hầm nhừ thành cháo, ăn khi còn nóng.
Nước sắc khổ qua rừng
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần nắm
Chọn 1- 2 quả khổ qua rừng, bỏ tách ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước uống. Dùng trong các trường hợp tiểu đường, người bị sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Chưng đu đủ
Lấy khoảng 300g đu đủ đã gọt vỏ, khoét núm, bỏ hạt, cho khoảng 30g đường phèn, không quá ngọt, ghim nắp lại. Ăn một lần trong ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Xây dựng thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường là một phương pháp chữa trị và kiểm soát bệnh tiểu đường trong chế độ ăn uống. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh của mình.