Khổ qua là một món ăn ưa thích của rất nhiều người không chỉ bởi hương vị đắng đặc trưng của nó mà còn bởi những tác dụng tốt cho sức khỏe mà nó đem lại.
Bất ngờ với khả năng kháng virus của Khổ Qua Rừng
Theo sách đông y, khổ qua vị đắng (khổ), tính hàn, không có độc được dùng làm một vị thuốc mát để chữa ho, rôm sấy cho trẻ nhỏ, chữa sốt, thanh nhiệt, sáng mắt, mát tim. Tại Ấn Độ, nước ép lá được dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong các bệnh về đường mật, có tác dụng trị chữa giun sán.
Theo y học hiện đại, khổ qua chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như protein, polysaccharide, polyphenol, flavonoid, triterpene, saponin, steroid,…. Các hợp chất này có tác dụng làm giảm đường huyết, tiếu đường, béo phì; chống khối u, ung thư; chống oxy hóa; kháng viêm, lở loét; điều hòa hệ miễn dịch; kháng khuẩn và virus (1).
Trong nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Mahidol, Thái lan và Đại học Osaka, Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất và tinh sạch được 1 protein từ hạt khổ qua. Kết quả nghiên cứu, protein này không những không gây độc cho tế bào thí nghiệm mà còn có tác dụng ức chế đến 100% virus gây bệnh cúm A H1N1. Protein này còn có tác dụng với các chủng virus cúm A khác như H3N2 hay H5N1 (2). Kết quả nghiên cứu này, cùng với các nghiên cứu trước đây về tính kháng virus của khổ qua trên các chủng virus như HIV (3), HSV – gây bệnh mụn giộp (4), cho thấy khổ qua có khả năng kháng nhiều chủng virus khác nhau. Điều này, mở ra triển vọng cho việc phát triển các loại thuốc kháng virus, các liệu trình điều trị virus từ khổ qua.