Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và tăng nhanh ở Việt Nam cũng như thế giới. Bên cạnh của việc điều trị bằng tây y thì việc điều trị bệnh bằng thảo dược giúp ổn định đường huyết, an toàn hiệu quả là một trong những vấn đề đang được quan tâm.
Lợi ích của việc sử dụng thảo dược ổn định đường huyết
Tiểu đường là một bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bên cạnh các loại thuốc Tây y, Đông y hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường, các nghiên cứu lâm sàng cũng chứng minh cho thấy từ nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết.
Thảo dược là một những vị thuốc quý từ thiên nhiên rất an toàn để sử dụng, hạn chế những rủi ro từ tác dụng phụ của thuốc.
Việc điều trị bệnh bằng tây y có thể gây ra các tác dụng phụ và những tác dụng phụ này lại đến các loại bệnh khác. Lại phải tiếp tục điều trị nhiều bệnh khác.
Những loại thảo dược ổn định đường huyết hiệu quả
-
Khổ qua rừng (mướp đắng rừng)_thảo dược ổn định đường huyết từ thiên nhiên
Cây khổ qua rừng là loài dây leo thân thảo sống hàng năm, chu kỳ sống 3-4 tháng. Theo tài liệu của Trường đại học Purdue về các loại rau quả Châu Á đưa vào Mỹ, khổ qua rừng có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoáng chất như calcium, potassium, magné, sắt, kẽm.
Khổ qua rừng giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách bổ sung các chất có tác dụng tương tự như insulin. Thực phẩm này cũng bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin C và caroten giúp ức chế sự hấp thu glucose ở các tế bào, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Năm 1962, khi làm cuộc thử nghiệm trên thỏ bị tiểu đường, các tác giả Lolitkar và Rao nhận thấy lượng đường huyết trong máu thỏ đã được giữ ổn định nhờ chất charantin được chiết xuất từ cây khổ qua. Một thực nghiệm tương tự được thực hiện vào năm 1981 cũng đã đưa ra kết luận dịch tiết từ khổ qua có thể làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể.
Ngoài ra, khổ qua rừng còn chứa lectin làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách tác động vào các mô ngoại vi và ức chế sự thèm ăn – tương tự như tác dụng của insulin trong não. Theo đông y, khổ qua rừng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
Chuẩn bị: Khổ qua rừng khô (dùng cả dây, quả và lá).
Cách sử dụng: Mỗi ngày lấy một nắm đem nấu nước uống thay trà. Ngoài ra có thể kết hợp ăn quả khổ qua rừng sống hoặc xào nấu ăn kèm trong bữa cơm.
Lưu ý khi sử dụng: Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 2 tuổi, người bị huyết áp thấp, thiếu máu.
-
Dây thìa canh_khắc tinh của tiểu đường
Đây là loài cây thân thảo bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ. Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là Dây thìa canh hay cây muôi.
Dây thìa canh có thành phần hoạt chất sinh học chính là hoạt chất GS4 (Gymnema Sylvestre kiềm hóa lần thứ 4) gồm nhiều axit gymnemic - một loại saponin triterpenoid có tác dụng kích thích quá trình sản sinh tế bào β tuyến tụy, nhờ đó tăng cường sản xuất insulin, tăng hoạt tính của insulin, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết. Các axit gymnemic còn có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột non do có cấu trúc phân tử gần giống với đường glucose; ức chế sự chuyển hóa glycogen ở gan thành glucose ở máu, đồng thời kích thích các enzym sử dụng đường tại các mô cơ.
Chuẩn bị: Lá dây thìa canh tươi
Cách dùng: Đem lá dây thìa canh phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 10g nấu với 2 lít nước uống. Dùng sau các bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng
Lưu ý: Khi dùng theo đường miệng ở liều cao, dây thìa canh có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, nôn ói, giảm đường huyết quá mức… Vì vậy, bạn không nên dùng quá liều lượng được khuyến cáo.
-
Lá dứa
Theo một số các nghiên cứu về lá dứa cho thấy được rằng thành phần của lá dứa có hợp chất flavonoids. Mà chất này lại có tác dụng chống oxy hóa tế bào, kháng khuẩn, chống Dị ứng và chống viêm mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây nên bệnh tiểu đường và tim mạch, về cơ bản, lá dứa là nguyên liệu không độc hại, do đó nếu bệnh nhân tiểu đường sư dụng lâu dài cũng không lo vấn đề gì cho cơ quan nội tạng ở bên trong. Điều đặc biệt ở đây đó là những chất được chiết xuất từ rễ cây lá dứa có tác dụng trị liệu tiểu nhiều lần (anti-diuretic) và là bí quyết làm hạ đường huyết hiệu quả.
Chuẩn bị: Cắt lá dứa rửa sạch mang phơi khô (không phơi quá khô, vẫn còn thấy màu xanh là được. Mỗi lần dùng, bạn hãy lấy tâm 10 lá mang ra cắt cho nhỏ, đổ cùng với 2.5 lít nước lạnh, đun bếp. Đun cho lá dứa nhã dưỡng chất, còn khoảng 2 lít là có thể tắt bếp để nguội dùng.
Cách dùng: Với 2 lít nước lá dứa vừa tạo được, bạn hãy uống hết trong vòng 1 ngày, uống trước bữa ăn tầm 20 phút.
-
Cây sầu đâu
Đây là một cây thuộc họ Meliaceae, được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830, sống ở các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ, Myanma, và Pakistan, tại các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới. Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát, hoa có mùi thơm. Hàng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa.
Riêng lá sầu đâu và quả sầu đâu được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Sầu đâu chứa các chất có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu, chữa lành vết loét,..
Dùng lá cây sầu đâu để trị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh lá sầu đâu rất hiệu quả trong việc giảm bớt nồng độ glucose trong cơ thể. Nó cho phép tuyến tụy tiết insulin, khiến lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép.
Người bị tiểu đường có thể dùng 5–10 lá, tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống.
Liều lượng: Bệnh nhân cần uống 3 lần ngày, mỗi lần khoảng 0.7 lít nước lá dứa để điều trị bệnh. Bệnh nhân nên hạn chế uống nước lá dứa vào chiều tối, ban đêm lúc đang ngủ để tránh bị đường xuống thấp.
-
Cây mã đề
Mã đề là loại cây thân thảo, sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10–15 cm. Lá có cuống dài, hình trứng dài 5–12 cm, rộng 3,5 – 8 cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn, phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá.
Lá cây mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Lá chứa chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Loại cây này đã từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy.
Theo y học cổ truyền Việt Nam, cây mã đề tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi tiểu, kháng viêm, chủ trị viêm phế quản, viêm họng, đái rắt và cả bệnh tiểu đường (dùng lá và hạt cây mã đề chữa bệnh tiểu đường).
-
Tảo spirulina
Người bệnh tiểu đường khi dùng Tảo Spirulina còn giúp tăng cường dinh dưỡng đồng thời có thể hỗ trợ điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể, tăng khả năng miễn dịch. Tảo Spirulina có thành phần Chlorophyll cao hơn so với các loại rau thông thường khác và các protein thực vật, vitamin nhóm B, kẽm,… có thể thúc đẩy quá trình bài tiết insulin trong cơ thể
Giúp bồi dưỡng sức khỏe cơ thể, chống lão hóa, phòng ngừa được nhiều bệnh huy hiểm tiển đường, tim mạch, ung thư. Ngoài ra thảo dược này còngiúp chống ôxy hóa, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường; mắc khác còn giúp bổ sung nguyên vi lượng, bồi bổ sức khỏe cơ thể, thích hợp với đối tượng ăn uống kiêng theo chế độ như người bị tiểu đường.