Rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh tiểu đường? Người bệnh tiểu đường uống rượu bia như thế nào khi mà rượu bia đang trở gần như trở thành một xu thế cho những cuộc vui?
Rượu, bia và chỉ số đường huyết
Tùy theo cơ thể của từng người sẽ có những phản ứng với những đồ uống có nồng độ cồn khác nhau. Trường hợp những người bệnh tiểu đường hoặc đang có các bệnh khác về đường huyết thì càng cần phải cẩn trọng hơn khi uống rượu bia.
Sử dụng đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết hay là các hormone cân bằng chỉ số đường huyết. Đối với những người hay thức uống có nồng độ cồn cao thì sẽ dễ dàng đánh mất năng lượng dự trữ trong vài giờ. Về thời gian lâu dài, sử dụng quá mức rượu, bia thì sẽ có nguy cơ làm giảm hiệu quả hoạt động insulin, làm tăng lượng đường trong máu. Hầu hết đối với những người bị bệnh gan do rượu bia dễ bị mắc bệnh đái tháo đường.
Bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để có thể nắm rõ những nguy hiểm và biến chứng khi sử dụng đồ uống có cồn. Một số loại thuốc tiểu đường cũng không thể sử dụng cùng với bia rượu nên cần phải chú ý cẩn trọng hơn.
Uống nhiều bia rượu có thể bị hạ đường huyết với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…bởi vì chức năng gan đang sử dụng để loại bỏ lượng cồn ra khỏi máu thay vì kiểm soát đường huyết an toàn.
Người bệnh tiểu đường uống rượu bia có nên hay không?
Thực ra, người mắc bệnh đái tháo đường thì vẫn sử dụng được rượu bia. Nhưng, cần phải biết uống đúng cách, uống điều độ, hơn thế nữa, việc đảm bảo đường huyết có thể kiểm soát ở mức an toàn sau khi sử dụng rượu bia cần phải được đảm bảo.
Loại đồ uống mà người bệnh tiểu đường nên uống tốt nhất là rượu vang nguyên chất. Việc uống rượu vang với số lượng vừa đủ có nhiều tác dụng, trong đó giúp ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch.
Người bệnh tiểu đường uống rượu bia như thế nào?
Khuyến nghị của Hiệp hội tiểu đường Mỹ về cách người đái tháo đường sử dụng đồ uống có cồn như sau:
Nữ giới không sử dụng quá 1 phần uống cơ bản/ngày
Nam giới không nên sử dụng quá 2 phần uống cơ bản/ngày.
Đường huyết đang ở mức thấp không sử dụng
Không uống lúc bụng đói
Rượu bia không phải là chất bột đường nên không thể dùng chúng thay thế cho thức ăn.
Không uống nhiều 1 lần mà chia thành từng ngụm nhỏ và uống từ từ.
Uống nhiều nước sau khi sử dụng đồ uống có cồn
Thay vì chọn các đồ uống có nồng độ cồn cao thì hãy tha thế bằng các loại bia nồng độ thấp hoặc pha soda
Với các loại bia tự làm nguyên chất, hãy cẩn trọng khi sử dụng, vì chúng luôn chứa nhiều calo và nồng độ cồn luôn cao hơn bình thường.
Vào những dịp đặc biệt, mọi người đều muốn sử dụng đồ uống có cồn. Những người bị tiểu đường nên thường xuyên mang theo thuốc để đề phòng các trường hợp khẩn cấp.
Khi nào người bệnh tiểu đường uống rượu bia?
Vào những dịp đặc biệt, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng rượu bia với liều lượng uống tối đa mỗi ngày:
360ml hoặc 150ml rượu vang (10o)
40ml rượu mạnh như vodka, whiskey, cognac(40o).
Có thể sử dụng vào bữa ăn tối là tốt nhất.
Khi sử dụng tốt hơn hết hãy pha loãng rượu mạnh với nước lọc, nước suối hoặc soda để có thể hạn chế lượng rượu nạp vào cơ thể.
Không nên cho người bệnh tiểu đường uống rượu bia khi nào?
Không sử dụng đồ uống có cồn khi vừa tập thể dục hoặc làm việc nặng, cơ thể đang ra nhiều mồ hôi. Đồ uống có cồn không thể bổ sung các lượng dịch vừa bị mất khi vận động.
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia khi cơ thể đang đói hoặc chưa ăn.
Rượu bia và thuốc hạ đường huyết tuyệt đối không được dùng cùng 1 lúc. Nếu buộc sử dụng nên cách nhau 1 tiếng.
Những trường hợp bệnh nhân tiểu đường là trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú, bệnh nhân có biến chứng tim mạch, thận (suy thận), thần kinh nặng… tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có cồn.
Tất cả các loại thực phẩm đều có lợi nếu sử dụng ở liều lượng vừa phải, rượu bia cũng vậy. Nó sẽ có lợi nếu được sử dụng đúng mục đích và liều lượng. Sử dụng một lượng nhỏ đồ uống có cồn sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu. Mặc dù vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường, hãy chắc chắn rằng chỉ số đường huyết của mình ổn định mới nghĩ tới việc sử dụng rượu bia.