Khoai lang được trồng rất phổ biến ở VN. Từ xưa, khoai lang được dùng như một lương thực để chống đói. Khoai lang rất bổ dưỡng, nếu dùng đúng cách có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy đối với người bệnh tiểu đường ăn khoai lang có tốt không? Để giải đáp những thắc mắc, chúng ta hãy đi sâu vào bài viết.
Bệnh tiểu đường ăn khoai lang có tốt không?
Giới thiệu chung về cây khoai lang
Khoai lang là một loài cây với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt. Có họ hàng với khoai tây và khoai mỡ. Khoai lang là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực.
Lá non và thân non: được dùng như rau.
Củ khoai lang: được dùng như lương thực.
Khoai lang có nhiều loại như: khoai lang cam, khoai lang trắng, khoai lang tím…
Tác dụng củ khoai lang dưới góc nhìn Đông y:
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh tỳ, thận, giúp nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, tiêu viêm, thanh can, sáng mắt; chữa vàng da ở trẻ em, mụn nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đại tiện táo bón; di tinh, đái đục; phụ nữ có kinh nguyệt không đều; sốt nóng li bì, thân thể nhứt mỏi
Tác dụng củ khoai lang hỗ trợ trị bệnh tiểu đường dưới góc nhìn Tây y:
Thành phần: Khoai lang chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp cơ thể tiêu hóa chậm và no lâu. Vì khoai lang chứa nhiều tinh bột nên bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý từ cách chế biến đến liều lượng dùng.
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Trong khoai lang Có chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucoza.
Khi còn tươi chứa 1,3% protein, 0,1 % chất béo, các diattaza Mn, Ca, Cu, các vitamin A, B, C, 4,24% tanin, 1,375 pentozan. Khi đã phơi khô bằng phương pháp sấy lạnh hoặc phơi ở nhiệt độ thấp, khoai lang chứa inozit, gôm, dextrin, axit clorogenic, phytosterol, carotin, ađenin, bctain, cholin.
Trong dây khoai lang có ađenin, betain, cholin.
Trong lá non của cây khoai lang có chứa chất gần giống với Insulin, vì vậy người bệnh tiểu đường có thể sử dụng ngọn cây khoai lang để ăn.
Bệnh tiểu đường ăn khoai lang tốt không?
Một vài nghiên cứu khoa học tại Austrian và Italian đã cho kết quả: Caiapo là chất được chiết xuất từ củ khoai lang, có khả năng kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol cho trường hợp người bệnh tiểu đường tuýp 2.
“Chất chiết xuất của củ khoai lang trắng có tác dụng hữu hiệu đến việc kiểm soát đường huyết đã được minh chứng qua việc theo dõi chỉ số HbA1c giảm. Vì thế dược tính của khoai lang dường như là nhân tố hữu hiệu trong việc điều trị tiểu đường tuýp 2” Trích dẫn từ Báo cáo NCKH thực hiện bởi Khoa Y, Bộ môn Nội Tiết Học và Trao Đổi Chất thuộc Đại Học Viena, Áo, đã đăng trên tạp chí Diabetes Care 2004, hiện đang được lưu trữ tại Thư Viện Y Dược Quốc Gia Hoa Kỳ.
Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ (gấp 3 lần khoai tây) nhiều vitamin: vitamin A dưới dạng beta-caroten, glutathione, vitamin C, B6, Kali, Manganese, Iron và Sắt. Vì vậy nên nó có khả năng chống ôxy hóa (Antioxidant) cao hơn hẳn, bên cạnh đó còn tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh và chống lại các tế bào bị bệnh.
Chỉ số GI trong khoai lang là 54 nằm ở nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, an toàn cho người bệnh tiểu đường. Mặc khác, nó giúp điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng, giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong cơ thể bởi lượng chất xơ dồi dào giúp no lâu hơn.
Lí do người bệnh tiểu đường ăn khoai lang tốt cho đường huyết
Ổn định hàm lượng insulin
Khoai lang có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, khoai lang cũng có lượng calo thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Cải thiện tiêu hóa
Bệnh nhân tiểu đường thường gặp chứng khó tiêu, họ cần thay đối chế độ ăn uống hàng ngày. Khoai lang giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ trong dạ dày và làm mềm phân giúp ngăn ngừa táo bón. Khoai lang kích thích sản xuất dịch vị do đó giúp cải thiện tiêu hóa.
Cải thiện chuyển hóa
Tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng chuyển hóa của cơ thể. Khoai lang giàu các chất dinh dưỡng khác nhau như protein, vitamin, các khoáng chất và cacbonhydrat. Khoai lang có tác dụng thúc đẩy tốc độ chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, khoai lang rất tốt đối với những người muốn giảm cân.
Cách chế biến khoai lang cho người bệnh tiểu đường
Khoai lang ngoài việc khả năng kiểm soát đường huyết, đặc biệt là khoai lang trắng còn rất giàu chất xơ (nhiều gấp 3 lần khoai tây) và chứa một loạt các vitamin, khoáng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra với người tiểu đường.Khoai lang cũng là thực phẩm dùng để giảm cân hiệu quả vì hàm lượng calo thấp, rất cần thiết cho những người béo phì và đang có nguy cơ bị tiểu đường.
Chế biến khoai lang:
Trong khoai lang có chứa chỉ số số glycaemic, nếu chỉ số này tăng cao sẽ không tốt cho người tiểu đường. Vì vậy, luộc khoai lang không phải là cách chế biến tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên chọn phương pháp cắt lát chiên giòn hoặc nướng cách thủy.
Cách ăn khoai lang
Trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ, người bệnh tiểu đường có thể ăn dưới 50 gram khoai lang bằng cách nướng hoặc luộc, hấp. Không nên sử dụng thường xuyên thực phẩm này nhiều quá, nếu ngày nào bạn cũng ăn khoai thì lượng tinh bột chuyển thành gluco nhanh chóng.
Không nên ăn khoai chung với các loại củ quả có chứa nhiều tinh bột như bắp, bí ngô, củ sắn.. mục đích là giúp cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể mỗi bệnh nhân. Nên bổ sung nhiều loại rau xanh vào thực đơn hằng ngày.
Khi ăn khoai lang cần chú ý:
Rửa thật sạch, nên ngâm nước muối loãng 10 phút trước khi chế biến
Để cả vỏ khi ăn vì trong vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng
Không nên ăn sống khoai lang
Kết hợp ăn thêm rau xanh cùng khoai lang
Chế độ ăn khoai lang hợp lí:
Các bác sĩ khoa nội tiết cho biết, bệnh nhân tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 40 - 50 gram lượng Carbohydrate trong mỗi bữa ăn chính. Trong khi đó cứ 100 gram khoai lang thì có khoảng 20 gram carbohydrate. Như vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể tiêu thụ từ 200 - 400 gram khoai lang mỗi ngày.
Nhưng khi sử dụng khoai lang thì người bệnh cũng cần hạn chế đến một số loại tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể. Vì vậy, thay vào đó bạn nên ăn thêm rau xanh để lượng đường hấp thụ trong cơ thể được giảm bớt.
Những lưu ý khi người bệnh tiểu đường ăn khoai lang
Ăn khoai lang nên ăn cả vỏ, không nên ăn sống vì nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến lượng đường huyết tăng nhanh.
Chế biến khoai lang không nên cho thêm đường, sữa, hay chất ngọt nào khác.
Nên ăn khoai lang vào buổi sáng với một chút rau, sa lát, bơ. Không nên ăn khoai lang với chất ngọt nào đó hoặc là uống kèm nước ngọt.
Có thể bạn muốn đọc:
Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?
Thực đơn cho người tiểu đường chi tiết nhất
Top 6 loại thảo dược ổn định đường huyết tuyệt vời cho người tiểu đường