fbpx

5 việc bạn phải làm ngay khi phát hiện sử dụng insulin quá liều!

Time08:14 Date17-04-2020 Hits1,810 Lượt xem

Việc lạm dụng quá nhiều insulin làm hàm lượng đường trong máu có thể xuống mức khá thấp gây ra tình trạng mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, thậm chí khiến co giật, mất nhận thức… Vì thế chúng ta phải học cách xử lý và phòng tránh việc sử dụng insulin quá liều gây hại cho sức khỏe của bạn

Insulin là một hormone rất quan trọng được sử dụng trong việc điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1 và 2. Insulin có công dụng giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ đường một cách phù hợp và hiệu quả. Nếu được sử dụng đúng cách, insulin là thuốc cứu sinh cho bệnh nhân tiểu đường nhưng nếu dùng insulin quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng.

Hãy xem các dấu hiệu của việc sử dụng quá liều insulin cũng như các bước cần thực hiện để phòng tránh tiêm insulin quá liều.

5 việc bạn phải làm ngay khi phát hiện sử dụng insulin quá liều

Nhận biết liều sử dụng insulin an toàn 

Bệnh nhân tiểu đường cần cân nhắc một vài yếu tố để đảm bảo sử dụng insulin đúng liều. Các liều dùng insulin có thể khác nhau rất lớn tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Một liều dùng phù hợp cho bệnh nhân này có thể lại là quá liều so với bệnh nhân khác.

Bác sĩ sẽ phối hợp với bệnh nhân để xác định liều dùng insulin thích hợp cho từng thời điểm, giai đoạn cụ thể. Trong khi tiêm insulin bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ liều dùng và trao đổi với bác sĩ nếu có những bất thường xảy ra.

Những triệu chứng như toát mồ hôi, run tay, lo lắng và căng thẳng là những biểu hiện cơ bản cho thấy lượng đường trong máu giảm đi. Bác sĩ gọi đó là hạ đường huyết. Tình trạng này thường xảy ra khi bệnh nhân dùng quá liều insulin.

Hạ đường huyết xảy ra với nhiều bệnh nhân mắc chứng tiểu đường và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề có liên quan đến insulin có thể được điều chỉnh nếu bệnh nhân lưu ý tránh nhầm lẫn khi sử dụng insulin. 

Lưu ý tránh nhầm lẫn khi dùng insulin

Có một vài lý do dẫn tới việc sử dụng quá nhiều insulin, bệnh nhân nên lưu ý và tránh những sai lầm dưới đây.

  • Đọc không kỹ hướng dẫn sử dụng:Bệnh nhân đọc hoặc hiểu nhầm hướng dẫn sử dụng ghi trên lọ hoặc xilanh. Khi bệnh nhân chưa quen với sản phẩm dược phẩm mới, bệnh nhân rất dễ mắc sai lầm này.
  • Sử dụng nhầm loại insulin:Ví dụ như bệnh nhân thường sử dụng 30 đơn vị loại insulin có tác dụng kéo dài (long-acting insulin) và 10 đơn vị insulin có tác dụng ngắn (short-acting insulin), việc này có nhiều trường hợp bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn liều dùng hai loại này với nhau.
  • Sử dụng insulin mà không ăn:trong quá trình tiêm insulin (cả loại insulin tác dụng kéo dài hay ngắn) thường thực hiện trước các bữa ăn hoặc trong khi ăn. Hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân sẽ tăng sau khi ăn. Do đó, khi bệnh nhân tiêm insulin mà không ăn gì sẽ dẫn tới việc hạ đường huyết ở mức độ nghiêm trọng và gây nguy hiểm.
  • Tiêm insulin vào tay hoặc chân trước khi tập thể thao:các hoạt động thể lực có thể dẫn tới giảm lượng glucose trong máu và thay đổi cách cơ thể bệnh nhân hấp thụ insulin. bệnh nhân nên chú ý tiêm insulin vào vùng không ảnh hưởng tới việc luyện tập của mình.

5 việc bạn phải làm ngay khi phát hiện sử dụng insulin quá liều 1

Khi bệnh nhân bị hạ đường huyết do sử dụng insulin quá liều, bệnh nhân có thể cảm thấy:

  • Lo lắng, bồn chồn
  • Nhầm lẫn, rối loại
  • Cảm giác rất đói
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Khó chịu, bực dọc
  • Bị toát mồ hôi
  • Run cả hai tay

Nếu lượng glucose trong máu của bệnh nhân tiếp tục giảm, bệnh nhân có thể bị co giật hoặc bị ngất.

Cách xử lý khi sử dụng insulin quá liều

Khi phát hiện sử dụng insulin quá liều, bệnh nhân phải giữ bình tĩnh. Đa số các trường hợp sử dụng insulin quá liều có thể điều trị được tại nhà với các bước chỉ dẫn sau đây:

  • Kiểm tra đường huyết:đầu tiên bệnh nhân sẽ cần phải biết mình nên xử lý từ mức đường huyết như thế nào.
  • Sử dụng đồ ngọt:Ăn một chiếc kẹo cứng, uống một nửa cốc soda, nước hoa quả có vị ngọt hoặc uống một viên glucose dạng viên nén hoặc dạng gel.
  • Ăn gì đó nếu chưa ăn:Trường hợp bệnh nhân bỏ bữa, phải ăn cái gì đó ngay. Nếu bệnh nhân ăn thứ gì đó có 15 đến 20g carbohydrate, bệnh nhân sẽ có thể tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi.
  • Kiểm tra lại lượng đường trong máu sau 15–20 phút:Nếu chỉ số này vẫn quá thấp, hãy dùng thêm 15–20g đường chuyển hóa nhanh và ăn thứ gì đó có thể. Chú ý theo dõi tình hình sau đó vài giờ.
  • Kiểm tra lại nếu tình hình chưa cải thiện:Nếu người bệnh vẫn cảm thấy những triệu chứng trên, hãy kiểm tra lại lượng đường trong máu 1 giờ sau khi ăn. Hãy tiếp tục ăn thêm những thứ khác nếu lượng đường trong máu vẫn còn thấp.

Nhờ tới các hỗ trợ y tế nếu lượng đường trong máu vẫn còn thấp sau hai giờ hoặc trường hợp bệnh nhân không cảm thấy khá hơn. Và đừng lo lắng về tình trạng tăng lượng glucose trong máu quá cao trong thời gian ngắn. Việc tăng đường huyết sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng việc hạ đường huyết quá thấp lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nếu bệnh nhân không tỉnh táo hoặc tệ hơn là bị co giật… Những người xung quanh cần giúp đỡ bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, người chăm sóc hãy gọi 911 ngay lập tức.

Người chăm sóc có thể tìm và tiêm cho bệnh nhân glucagon. Đó là thuốc có chức năng ngược lại với insulin. Nếu bệnh nhân đã từng bị hạ đường huyết, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ. Nếu tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện sau một giờ điều trị tại nhà, nên gọi 911.

Cách phòng tránh dùng insulin quá liều

5 việc bạn phải làm ngay khi phát hiện sử dụng insulin quá liều 2

Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn có thể phòng tránh việc tiêm insulin quá liều.

  • Tuân thủ cách sử dụng insulin nghiêm ngặt hợp lý:Đúng vậy mọi việc sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn luôn theo đúng quy trình.
  • Ăn uống đúng bữa:Kể cả khi bạn không cảm thấy đói, thì vẫn hãy cứ ăn một chút bánh mì hoặc uống một cốc sữa, ăn một chút hoa quả. Không nên bỏ bữa đặc biệt là khi bạn đang dùng insulin.
  • Chuẩn bị kẹo ngọt:Trong trường hợp bạn có thể bị hạ đường huyết, viên kẹo ngọt rất hữu ích hãy chuẩn bị sẵn trong túi bệnh nhân hoặc người đi cùng các viên kẹo ngọt. Bạn cũng nên mang theo trong xe hoặc trong túi du lịch.
  • Cho bạn bè và người thân biết:Bạn cần cho người thân biết về triệu chứng và cách xử trí khi mình bị hạ đường huyết. Điều này sẽ giúp họ biết cách xử lý đúng cách trong trường hợp bạn bị hạ đường huyết và rơi vào tình trạng không tỉnh táo.
  • Mang theo đồng hồ dự báo:khi hoạt động, đồng hồ này sẽ nhắc nhở bạn sử dụng insulin.

Insulin có thể giúp bạn giữ được mức đường huyết ở mức an toàn và làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường như mù hay đoạn chi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc để phòng tránh dùng insulin quá liều dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

7 Loại trà thảo dược tuyệt vời dành cho người bệnh tiểu đường

Bạn đã phân biệt được bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2?

Lưu ý ngay dấu hiệu cảnh báo bệnh cao huyết áp

 

 

Danh sách nhà phân phối

Công ty Cổ phần TNB Việt Nam

L27, Đường số 27, Khu đô thị mới Hưng Phú, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ

Hotline: 0932 956 922

Hệ thống Nhà thuốc Trung Sơn

Trụ sở chính: 90 Lý Tự Trọng, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (chuỗi Nhà thuốc tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long & TP. HCM)

Hotline: 1800 55 88 98

Hệ thống Siêu thị SatraFoods (Tại TP Cần Thơ và TP HCM)

Trụ sở chính: 90B/3 Đường 3 tháng 2, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Hotline: 0292 384 6506

Công ty TNHH Thương mại & Dược phẩm Phúc Tường

135E Đường Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Hotline: 0939 171 040

Cảng Hàng Không Quốc tế Cần Thơ (Cửa hàng đặc sản tại Sân bay Quốc tế Cần Thơ)

179B Lê Hồng Phong, Phường Long Hoà, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

SĐT: 0919.811.120

Nhà thuốc Tâm An

192 Đường 23 Tháng 10, phường Phương sơn, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

SĐT: 0945.826.827

SIÊU THỊ SỨC KHỎE 365

88/56A Phan Sào Nam, Phường 11, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0987 109 050

HỆ THỐNG NHÀ THUỐC FPT LONG CHÂU

Trụ sở chính: 379-381 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Hotline:1800 6928

Hệ thống Cửa hàng Nhà thuốc Vivita (Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Sống Khỏe)

58 Trần Quý Cáp, Phường 11, Q.uận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 1900 2061

CÔNG TY TNHH WITHVIET (WITHVIET COMPANY LIMITED)

Tầng 5, 16-18 Xuân Diệu, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0901.733.670

Bác sĩ Lê Thọ Đức

Căn hộ 208, Nhà N lô G Chung cư Bình Khánh, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM

Hotline: 0979098101

Nhà phân phối HNDC LeeTea.vn

2225 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0908 265 610

Cửa hàng Xanh Suốt Sài Gòn

Số 59 Cư Xá Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0989186498

Nhà thuốc Xuân Nam

44 Vườn Chuối, Phường 4, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

SĐT: 0906308377

Anh Lĩnh (Nhà thuốc-Chợ sỉ Quận 10)

42 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Quận 10, TP HCM

SĐT: 0908.229.154

Chuỗi Cửa Hàng SanHà Foodstore

951 Tạ Quang Bửu, Phường 6, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 028 39810082

VPĐD MUDARU tại Hà Nội

238 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0905 336 888

CỬA HÀNG XANH SUỐT TẠI HÀ NỘI

27 Ngõ 279 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0987 186 498

CÔNG TY TNHH TM&DV HEALTHY CT

Tòa A, The Zen Gamuda, KĐT Gamuda Gardens, P. Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Hotline: 0869.953.386

Tìm điểm bán khổ qua rừng

Tại nước ngoài

AZUR BIOTOPES

2 Chemin de la Romaniquette. le Cascaveau, 13800 Istres, France

+33(0)630-92-1766

ALSO AVAIABLE AT AMAZON.COM

2121 7th Ave, Seattle, WA 98121, USA

www.amazon.com