Tiểu đường là bệnh thường xuất hiện ở người già, tuy nhiên, trẻ em và người lớn vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh. Trẻ luôn thích ăn thực phẩm ngọt, vì vậy khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
Cha mẹ nên hiểu rõ về căn bệnh này và giúp trẻ kiểm soát lượng đường trong máu. Việc ngăn ngừa vấn đề tiểu đường lâu dài là điều rất quan trọng.
Nếu bạn có lượng đường trong máu cao một thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng của tiểu đường. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất gây nguy cơ mắc bệnh, gen cũng đóng vai trò trong việc này.
Thông thường, bệnh này không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi bạn mắc bệnh một thời gian. Bệnh phát triển một cách âm thầm và nghiêm trọng hơn qua nhiều năm, vì vậy bệnh của trẻ dần phức tạp hơn mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Trẻ gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen hằng ngày để làm giảm những nguy cơ về những vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nhận ra những biến chứng của bệnh tiểu đường có thể giúp bạn phòng tránh chúng. Có rất nhiều cách để kiểm soát bệnh tiểu đường như dinh dưỡng tốt, tập thể dục thường xuyên hay sử dụng thuốc và luôn có sự theo dõi của bác sĩ.
Dưới đây là một số biến chứng của bệnh tiểu đường:
Vấn đề về mắt, Bệnh thận, Biến chứng về thần kinh, Bệnh về tim và mạch máu, Vấn đề về mắt
Chúng ta có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt do tiểu đường, chẳng hạn như bệnh đục thủy tinh thể. Đây là bệnh làm cho phần thủy tinh thể của mắt dày và đục. Thủy tinh thể là phần quan trọng của mắt, giúp bạn tập trung vào mọi thứ bạn nhìn thấy. Người có bệnh tiểu đường sẽ phát triển bệnh đục thủy tinh thể nhanh hơn người bình thường. Điều này có thể khiến mắt của bạn mờ hay giảm thị lực vào ban đêm. Nếu thị lực của bạn có vấn đề, bạn có thể điều trị bằng phẫu thuật.
Bệnh thận (Bệnh thận do tiểu đường)
Lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân gây tổn thương mạch máu ở thận và dẫn đến bệnh thận. Nó khiến cơ thể bạn suy giảm chức năng. Khi mắc bệnh, máu không lọc được chất thải, vì vậy nó có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Bệnh thận ở giai đoạn đầu không gây ra nhiều triệu chứng, tuy nhiên nó có thể dẫn đến suy thận. Bạn có thể dễ mắc bệnh thận trong một số trường hợp sau:
Khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém;
Bạn bị tăng huyết áp và thường xuyên hút thuốc lá.
Tổn thương thần kinh
Một biến chứng khác có thể xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài là biến chứng về thần kinh. Nó tác động đến các dây thần kinh ở những bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra nhiều triệu chứng như tê, đau nhói dây thần kinh, đau chân hay đau cẳng chân. Nếu bạn không chữa trị kịp thời, tổn thương thần kinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Căn bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể, chẳng hạn như hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, mắt, tim. Nguy cơ mắc bệnh có thể giảm theo thời gian. Mặc dù bệnh thần kinh do tiểu đường thường xuất hiện sau khi dậy thì, tuy nhiên nó có thể xuất hiện ở người trẻ với khả năng kiểm soát đường trong máu kém.
Bệnh tim và mạch máu
Nếu bạn có bệnh tiểu đường thì khả năng bạn sẽ phát triển bệnh tim mạch cao hơn. Các biến chứng bao gồm đau tim, đột quỵ và tắc nghẽn mạch máu ở chân và bàn chân.
Kiểm soát lượng đường trong máu đóng vai trò rất quan trọng. Dù bạn đang có bệnh tiểu đường hay không, nếu bạn đang hút thuốc hay có nồng độ triglyceria và cholesterol bất thường, huyết áp cao thì bạn có thể có khả năng gặp những vấn đề trên trước 50 tuổi.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết về những biến chứng liên quan đến tiểu đường và ngăn ngừa bệnh cho trẻ.
Nguồn Hellobacsi.