Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt heo, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt, bởi nó chứa rất nhiều cholesterol.
Nếu thực đơn của bạn gồm bánh mì, cơm, mì sợi, khoai tây, khoai sọ, gạo lức… bạn có thể chắc chắn rằng lượng đường glucose được đưa vào máu tương đối chậm. Nghĩa là việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn rất tuyệt vời.
Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt heo, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt, bởi nó chứa rất nhiều cholesterol. Tốt nhất là thịt gia cầm, trứng, cá hoặc các thực phẩm chế biến từ sữa ít chất béo. Cũng đừng quên chất đạm có trong các loại đậu như đậu nành và các loại đậu khác. Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... ưu tiên cá mòi và cá trích vì chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư.
Không nên dùng mỡ động vật, thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè... Việc chuyển sang dùng thức ăn ít mỡ như sữa không kem hoặc ít kem, phô mai và sữa chua rất thích hợp cho yêu cầu này. So với thịt chiên hoặc nướng lò thì thịt nướng vỉ là thứ giữ lại chất mỡ nhiều nhất.
Rau tươi, ngũ cốc, trái cây và các loại đậu, như đậu Hà Lan, đậu lăng… sẽ tăng cường việc tiếp nhận chất xơ, đồng thời cung cấp các vitamin và chất khoáng quan trọng, có tác dụng chống lão hóa và giúp thân thể cân đối. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn, mít...
Nên ăn thật ít thực phẩm ngọt hoặc các món có đường. Nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn ngon miệng.
Muối có thể làm tăng huyết áp mà người bệnh tiểu đường rất dễ bị. Đừng bao giờ thêm muối vào thức ăn trong lúc nấu cũng như lúc ngồi ở bàn ăn hoặc ăn quá nhiều bữa ăn phụ có nêm muối hoặc ăn các thực phẩm chế biến sẵn.
Chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Theo BS Nguyễn Thị Thuẫn - BV Y học cổ truyền Bình Phước
Phụ nữ TPHCM
Nguồn www.alobacsi.com