Nhiều cặp vợ chồng ngần ngại trong việc bệnh tiểu đường sinh con khỏe mạnh không? Vì những biến chứng và nguy cơ có thể di truyền lại. Thế nhưng, việc sinh con cái là điều hoàn toàn có thể thực hiện, nếu như có chuẩn bị đầy đủ về mặt sức khỏe và kiến thức.
Mắc bệnh tiểu đường sinh con khỏe mạnh không?
Thực ra, phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường đều có thể có con như mong muốn. Tiểu đường có 2 yếu tố bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố không di truyền.
Trường hợp chỉ bố hoặc chỉ mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tỷ lệ di truyền sang con là 15%.
Nếu cả bố và mẹ đều bị mắc bệnh tiểu đường, thì khả năng di truyền sang con lên tới 75%.
Gene gây bệnh có sẵn trong trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Nên khi trẻ sinh ra những gene bệnh này có thể di truyền sang con. Nhưng nguy cơ mắc bệnh của đứa trẻ sẽ giảm được 50% nếu có lối sống lành mạnh và khoa học.
Nếu người bệnh tiểu đường type 2 có anh em cùng sinh đôi bị mắc bệnh tiểu đường:
- Người đó có nguy cơ 10% mắc bệnh nếu sinh đôi khác trứng
- Nguy cơ 90% mắc bệnh nếu cùng trứng.
Nếu ở độ tuổi rất trẻ mà bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, thì khả năng mắc bệnh của con hay anh/chị em của người này rơi vào khoảng 50%.
Người chồng bị bệnh tiểu đường sinh con khỏe mạnh không?
Đàn ông mắc bệnh tiểu đường thì quá trình thụ thai diễn ra khó hơn vì bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tỷ lệ vô sinh ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới khi mắc bệnh tiểu đường.
Vì mức Glucose cao khiến cơ thể stress, tế bào oxy hóa, làm tổn thương tới ADN của tinh trùng. Các ADN bị tổn thường hay phân mảnh thì có khả năng gây chết tế bào tự nhiên dẫn tới nam giới giảm khả năng thụ thai.
Bên cạnh đó, bệnh nhân không kiểm soát được tiểu đường gây ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, các dây thần kinh khiến cho chức năng của cương dương bị rối loạn.
Thêm vào đó, mức đường huyết tăng lên có thể làm giảm hàm lượng hormon testosteron, 1 loại hormon có chức năng kiểm soát ham muốn tình dục ở đàn ông.
Tuy nhiên điều này không phải xảy ra với tất cả, nó chỉ xảy ra ở một tỉ lệ nhất định với một số nam giới bị tiểu đường. Vì vậy, để chắc chắn hơn về khả năng thụ thai và chất lượng tinh trùng, tốt nhất nam giới nên làm những xét nghiệm chuyên sâu tại các phòng khám, bệnh viện, để chắc chắn không có điều gì bất trắc xảy ra.
Vợ bị bệnh tiểu đường sinh con khỏe mạnh không?
Nếu biết cách kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, thì tất cả phụ nữ mắc bệnh tiểu đường (type 1, type 2, tiểu đường thai kỳ) đều có thể sinh con bình thường, mạnh khỏe.
Biến chứng tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
- • Biến chứng với mẹ: Chỉ số Glucose cao trong quá trình mang thai thai có thể làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật. Bên cạnh đó còn dễ bị đa ối, thai nhi to, sinh non. Mẹ có vấn đề về mắt, thận, và tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 sau sinh cao hơn.
- • Biến chứng với thai nhi:Thai nhi sẽ có nhiều rủi ro hơn nếu mẹ bị tiểu đường trước và trong quá trình mang thai. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ không giữ được ổn định chỉ số đường huyết, nguy cơ thai nhi bị hạ đường huyết cao, trọng lượng lớn phải sinh mổ. Hệ miễn dịch của bé cũng sẽ yếu hơn sau khi chào đời, và dễ bị các bệnh về đường hô hấp. Những trường hợp rủi ro như dị tật, thai lưu tuy hiếm xảy ra nhưng không phải là không có hoàn toàn.
Nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường sang con
Bên cạnh việc lo lắng cho sức khỏe của con trong và sau thai kỳ, thì sự băn khoăn về khả năng di truyền bệnh cho con cũng là một vấn được quan tâm của rất nhiều ông bố bà mẹ đang bị bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu đã công bố thì:
Tỷ lệ di truyền từ bố |
Tỷ lệ di truyền từ mẹ |
Cả bố cả mẹ đều mắc bệnh |
|
Tiểu đường type 1 |
6% |
4% |
|
Tiểu đường type 2 |
14% |
14% |
75% |
Khi trẻ chào đời, tinh trùng của bố và trứng có mẹ có sẵn những gene gây bệnh thì những gene này sẽ có thể di truyền. Mặc dù trong quá trình mang thai, bố mẹ chưa hề mắc bệnh đái tháo đường. Nhưng những người này có thể giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh chỉ bằng cách có lối sống tốt, khoa học. Hoàn cảnh và bố mẹ là điều không thể lựa chọn, nhưng lối sống của mình thì ai cũng có quyền lựa chọn.
Vì bản thân bố mẹ đã mắc bệnh rồi nên những cặp vợ chồng này đặc biệt chú ý hãy luôn cố gắng tạo ra một môi trường và lối sống lành mạnh cho con. Điều này giúp đỡ rất nhiều trong việc con có nguy cơ bị tiểu đường hay không.
Làm thế nào để bị bệnh tiểu đường sinh con khỏe mạnh
Xét nghiệm đường huyết phát hiện tiểu đường, có ba loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường:
- Xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch khi đói: Đây là cách dễ dàng và phổ biến nhất dùng để kiểm tra chỉ số đường huyết mắc bệnh tiểu đường. Trước khi xét nghiệm, phải nhịn ăn ít nhất 8h để lấy máu xét nghiệm đường huyết.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Phương pháp này đòi hỏi người xét nghiệm nhịn đói trước khi làm. Đầu tiên sẽ làm xét nghiệm chỉ số đường huyết tĩnh mạch lúc đói. Tiếp đó, y tá cho bà bầu uống 75g đường glucose pha loãng với 250 – 300ml nước. Vài giờ sau sẽ được lấy máu xét nghiệm gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose.
- Xét nghiệm HbA1c: là phương pháp xét nghiệm kiểm tra tổng thể lượng đường huyết trong máu. HbA1c được xét nghiệm để đo lượng glucose gắn vào hemoglobin của tế bào hồng cầu trong cơ thể. Từ đó xác định có bị tiểu đường hay không.
Kiểm soát đường huyết trước khi mang thai
Khi có kế hoạch mang thai, người mẹ mắc bệnh đái tháo đường cần ổn định đường huyết ở mức độ cho phép. Tốt nhất là HbA1c < 6,5%, bằng cách sử dụng thuốc , ăn uống và tập luyện khoa học kết hợp với các thảo dược tăng cường chức năng tuyến tụy. Đồng thời, các mẹ luôn luôn phải áp dụng các cách bảo vệ sức khỏe như sau:
Ăn uống đúng cách: Lượng thức ăn trong ngày nên chia thành nhiều bữa nhỏ và bữa chính không nên ăn quá nhiều. Thay thế cơm bằng các loại ngũ cốc giàu chất xơ hơn như gạo lứt, yến mạch. Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước. Bổ sung các loại trái cây vào thực đơn hằng ngày. Hạn chế ăn thịt đỏ.
Vận động nhẹ nhàng: Bài tập phù hợp nhất với phụ nữ mang thai là đi bộ và yoga cho bà bầu.
Cách Kiểm soát đường huyết khi mang thai để con chào đời mạnh khỏe
1. Kiểm tra đường huyết thường xuyên, Để biết chắc chắn chỉ số đường huyết đã được kiểm soát tốt hay chưa, nên thử đường huyết lúc đói, trước bữa ăn chính và sau ăn 1 – 2 giờ
Đường huyết lúc đói và trước bữa ăn nên đạt dưới 95 mg/dl
đường huyết ăn ăn 1 giờ ít hơn 140 mg/dl
đường huyết 2 giờ sau ăn ít hơn 120 mg/dl.
Mẹ bầu nên mua máy đo đường huyết cá nhân tại nhà và học cách sử dụng. Để có thể thường xuyên kiểm soát được chỉ số đường huyết của mình phòng ngừa sự cố xảy ra.
2.Xây dựng chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Hơn 90% mẹ bầu mắc đái tháo đường chỉ cần ăn uống đúng cách là có thể kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn mà không cần thuốc điều trị. Kiểm soát năng lượng và các chất dinh dưỡng để thai nhi khỏe mạnh mà không làm tăng hay rối loạn chỉ số đường huyết không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không quá khó khăn.
Giảm lượng chất bột đường ở mức 50-55% tổng năng lượng, phải chia nhỏ bữa ăn thành 5- 6 bữa, tăng cường rau xanh, lựa chọn sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường trong các bữa ăn phụ, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và thực phẩm chế biến công nghiệp...
Thai phụ nên tránh xa nước ngọt, nước ép trái cây, sinh tố. Hãy sử dụng nước lọc, nước khoáng tốt hơn cho thai phụ.
Có rất nhiều bà mẹ lựa chọn chế độ ăn chay thuần trong thai kỳ mà vẫn hoàn toàn khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi nếu bạn thực sự mong muốn.
3. Dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa đã kê
Có một số ít bà mẹ mang thai không thể kiểm soát đường huyết cần phải dùng thuốc. Đa phần toa thuốc là insulin tiêm dưới da hàng ngày. Hãy sử dụng thuốc đều đặn theo toa kê và sự hướng dẫn của bác sĩ.
4. Hoạt động thể lực: chế độ tập luyện nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể giải phóng nguồn năng lượng từ glucose vừa là cách thức tự nhiên của cơ thể lấy glucose ra khỏi máu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần được các chuyên gia lên kế hoạch vận động. Lưu ý các chống chỉ định đối với hoạt động thể lực: tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc xuất huyết âm đạo. Các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân đi bộ vừa phải sau ăn 1-2 giờ giúp hạ đường huyết sau ăn, nhất là sau các bữa ăn no.
5. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ ngon và đủ giấc tác động rất tích cực đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ. Các nghiên cứu đã cho thấy việc mất ngủ là dấu hiệu chính của chứng bệnh trầm cảm. Điều này thực sự không tốt cho việc ổn định đường huyết. Hãy cố gắng tìm tư thế thoải mái khi ngủ, cố gắng ngủ đủ giấc, sắp xếp công việc để luôn được nghỉ ngơi thoải mái nhất.
6. Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là lợi ích lớn cho cả mẹ và con. Mẹ giảm các nguy cơ mang bệnh về vú, đường huyết kiểm soát tốt hơn và cân nặng được kiểm soát tốt hơn.
7. Tái khám theo hẹn và tuân thủ quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ.
Việc trả lời câu hỏi nên hay không nên có con ở người tiểu đường được trả lời bởi sự kiểm soát tốt đường huyết và các nguy cơ của thai phụ. Nếu được chăm sóc y tế đầy đủ người phụ nữ mang bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể mang thai và có em bé khỏe mạnh. Được kiểm soát đầy đủ với chế độ ăn uống phù hợp với bản thân trước đó.