Nhân tố nào gây ra bệnh tiểu đường?
(1), Viêm nhiễm: Bệnh tiểu đường ở trẻ em có mối quan hệ rõ rệt với viêm nhiễm vi rút, nói chung thì việc viêm nhiễm không hề gây ra bệnh tiểu đường, nhưng có thể làm cho các khả năng mắc bệnh tiểu đường tiềm ẩn có cơ hội bộc lộ ra mà thôi.
(2). Béo phì: Béo phì trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở người trưởng thành, nhất là đối với phụ nữ béo phì ở độ tuổi ngoài 40, do khả năng hấp thu insuline ở người béo phì bị giảm sút, nên tính nhạy cảm đối với insuline bị suy yếu.
(3). Thực phẩm: Ăn quá nhiều thì dễ béo phì, do đó có quan niệm cho rằng ăn nhiều chất mỡ và chất đường thì dễ mắc bệnh tiểu đường.
(4). Ít hoạt động thể lực: Rất khó khẳng định mối quan hệ giữa hoạt động cơ thể với bệnh tiểu đường, nhưng nếu tích cực hoạt động cơ thể thì ít bị béo phì, không béo phì thì ít khả năng mắc bệnh tiểu đường, nếu đã mắc thì có tác dụng giảm nhẹ bệnh tình.
(5). Chửa đẻ: Người ta cũng nhận thấy giữa số lần chửa đẻ và bệnh tiểu đường có mối quan hệ, người chửa đẻ nhiều thì khả năng bị tiểu đường lớn hơn.
(6). Gia tộc có lịch sử bệnh tiểu đường và giảm sức chịu đựng đường, cũng là một nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến tiểu đường.
Qua trình bày trên ta thấy, di truyền gen được coi là nhân tố phát bệnh mang tính quyết định, còn các nhân tố khác như béo phì, nhiều lần chửa đẻ, các loại cảm nhiễm, kích thích từ môi trường là yếu tố dẫn dắt bệnh tiểu đường phát sinh, được coi là nhân tố quan trọng không thể bỏ qua.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường là gì
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường hiện đang áp dụng được xác định tại hội nghị các hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường toàn quốc Trung Quốc họp tại Bắc Kinh tháng 2 năm 1982.
(1). Người có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường hoặc bị các biến chứng như ngộ độc toan ceton, hàm lượng đường huyết khi bụng đói > 7,28 mmol/l (130mg%) hoặc hàm lượng đường huyết sau bữa ăn >8,96 mmol/l (160mg%) không cần làm thí nghiệm về ngưỡng đường gluco, cũng đủ để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
(2). Đối với trường hợp cần tiến hành thí nghiệm ngưỡng đường gluco, thì có thể tham khảo ở bảng 5.
Bảng 5: Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán qua thí nghiệm ngưỡng đường gluco
Từ 0 - 2 giờ, trị số đường huyết của mỗi lần là 1 điểm.
Thời gian (giờ) |
0 |
0,5 |
1 |
2 |
3 |
Hàm lượng đường trong tĩnh mạch (mmol/l) |
7 |
10,64 |
10,08 |
7,84 |
7 |
Nếu trong 4 điểm có ba điểm > tiêu chuẩn ở các thời điểm trong bảng trên thì được chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Trong thí nghiệm, ngưỡng đường gluco, nếu trị số hàm lượng đường huyết vượt quá giới hạn trên của trị số bình quân thông thường nhưng chưa đạt đến tiêu chuẩn, thì kết luận là ngưỡng đường gluco giảm sút.