Người bệnh tiểu đường làm thế nào để tự đánh giá bệnh tình của mình nặng hay nhẹ, tốt nhất hãy căn cứ vào tình hình của mình, kết hợp với kiểm nghiệm lâm sáng để phân biệt mức độ nặng nhẹ, theo bốn cấp khác nhau là nhẹ, nặng vừa và không ổn định.
(1). Bệnh tiểu đường mức độ nhẹ: Đa phần người mắc bệnh tiểu đường dạng không phụ thuộc insuline thuộc loại này, chức năng tiết insuline của người bệnh chưa hoàn toàn mất hết, nói cách khác sự hoạt động của tuyến tụy là chưa đủ, kết quả thí nghiệm giải phóng insuline cho thấy mức insuline khi bụng đói và khi ăn xong đều dưới mức bình thường, hoặc xảy ra trường hợp insuline được gải phóng chậm, hàm lượng đường trong máu khi bụng đói < 11,2mmol/l, tức là 200mg%, đa phần người bệnh không biểu hiện ketone body, đại bộ phận người bệnh chỉ cần thông qua ăn uống hoặc uống thuốc hạ đường, còn một ít người bệnh khi bị cảm nhiễm hoặc phẫu thuật, hoặc khi bị thương, muốn tránh trường hợp bị nhiễm toan ceton thì phải áp dụng cách chữa trị bằng insuline, khi dùng thuốc sẽ tránh được tình trạng hôn mê do nhiễm toan.
(2). Bệnh tiểu đường mức nặng: Đa phần bệnh nhân bị tiểu đường dạng phụ thuộc insuline hoặc bệnh tiểu đường dạng fragility thuộc loại này. Chức năng tiết insuline của người bệnh dường như bị suy kiệt, mức độ tiết ra hoàn toàn không đáp ứng đủ nhu cầu, kết quả thử nghiệm giải phóng insuline cho thấy mức insuline khi người bệnh đói bụng và sau khi ăn 1, 2, 3 giờ đều rất thấp, hàm lượng đường trong máu khi bụng đói là >16,6 mmol/l (tức 299mg%) đa phần có triệu chứng nhiễm ceton, nhất thiết phải chữa trị bằng cách thay thế insuline, loại bệnh nhân này rất nhạy cảm với insuline, ngừng thuốc bệnh sẽ tăng nặng nhanh chóng, sau 24 - 48 giờ sẽ xảy ra nhiễm độc acid ketonic.
(3). Bệnh tiểu đường mức vừa: Đây là mức nằm giữa nặng và nhẹ, nếu vận dụng một cách thỏa đáng cách chữa trị ăn uống và uống thuốc hạ đường máu, thì có thể khống chế bệnh theo ý muốn, việc có nên chữa trị bằng insuline hay không, cần phải căn cứ vào tình hình các triệu chứng kèm theo về tim, não, thận và thần kinh để quyết định.
(4). Bệnh tiểu đường dạng không ổn định: Hàm lượng đường trong máu dao động tương đối lớn, thường xuyên xảy ra hiện tượng tụt hàm lượng đường trong máu, hết sức nhạy cảm đối với ảnh hưởng của insuline và các yếu tố bệnh tật khác, thông thường sau khi tụt hàm lượng đường máu lại xuất hiện tăng cao hàm lượng đường máu, gọi là phản ứng Samujes, đồng thời rất dễ xảy ra nhiễm độc acid ketonic.