Vì sao phải kiểm soát ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường?
Chữa trị bằng ăn uống là phương pháp chữa trị cơ bản áp dụng cho các dạng bệnh tiểu đường, các mức độ bệnh tiểu đường, có hay không có chứng bệnh phát sinh kèm theo, uống thuốc hạ đường hay dùng insuline, hoặc chữa trị kết hợp đồng tây y, đều phải coi chữa trị bằng ăn uống là biện pháp cơ bản, phải thực hiện một cách nghiêm túc và lâu dài. Nội dung bao gồm việc khống chế tỷ lệ giữa tổng nhiệt lượng, hợp chất carbonhydrate, Protein, mô, kiểm soát về liều lượng và chủng loại thức ăn, tính toán thực đơn và gia giảm điều chỉnh, việc chữa trị phải tiến hành trên cơ sở khống chế về mặt ăn uống thì bệnh tình mới có thể chuyển biến, người bệnh tiểu đường phải tự giác chấp hành chế độ ăn uống mới có thể khống chế được bệnh tình, giảm thiểu được biến chứng, kéo dài được tuổi thọ. Tóm lại, thói quen ăn uống hợp khoa học, phù hợp với nhu cầu sinh lý và cải thiện công năng của tuyến tụy, đạt được mục đích chữa trị.
Hãy tập thói quen ăn uống hợp khoa học sử dụng nhiều rau xanh tốt cho sức khỏe người tiểu đường
Khống chế ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Ai đó đã nghi ngại rằng khống chế ăn uống liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hay không, nghĩ như vậy là thừa, vì chữa trị bằng chế độ ăn uống xuất phát từ nhu cầu của bệnh tật, việc không chỉ ăn uống được đặt dưới tiền đề duy trì cân nặng và dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh, bảo đảm cung cấp đủ tổng nhiệt lượng thông qua nguồn thức ăn, chỉ tiến hành điều chỉnh tỷ lệ cấu thành của bữa ăn thôi, nhằm giảm nhẹ sức chịu đựng của tế bào tuyến tụy, giúp cho công năng của đảo tụy được cải thiện, chuyển hóa giữa đường, protit, lipit được cân đối ở mức bình thường hoặc gần bình thường, để ngăn chặn hoặc làm chậm xảy ra các biến chứng ở tim, mạch, não, thận dạng mãn tính, đảm bảo người bệnh trưởng thành có thể sinh hoạt và công tác như mọi người khác, bệnh nhân trẻ em thị trưởng thành phát dục bình thường, bệnh nhân cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ. nói ngắn gọn một câu, khống chế ăn uống không hề ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Khi chữa tiểu đường bằng insuline có cần khống chế ăn uống nữa không?
Cho dù chữa trị tiểu đường insuline vẫn phải không chế ăn uống như bình thường, bởi vì chữa trị bằng ăn uống vận dụng cho cả hai dạng bệnh tiểu đường và không phân biệt bệnh nặng hay nhẹ,khi người bệnh được chữa trị bằng insuline, thì liều lượng tiêm insuline dựa trên cơ sở bữa ăn được xác định thời gian và định lượng cũng như lượng hoạt động của bệnh nhân nghĩa là khống chế ăn uống hết sức cần thiết, phải đảm bảo cho bữa ăn có quy luật, hợp lý, tương đối ổn định, thì mới điều tiết được liều lượng insuline, mang lại hiệu quả tốt trong chữa trị.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn nhiều thịt, mỡ và nội tạng động vật
Đối với bệnh nhân tiểu đường gầy yếu thì khống chế ăn uống như thế nào?
Với điều kiện khống chế hàm lượng đường trong máu và trong nước tiểu đạt yêu cầu chữa trị, đối với bệnh nhân tiểu đường gây yếu nên cố gắng tăng thêm mức hấp thu nhiệt lượng và protein, sao cho cân nặng cơ thể đạt được hoặc đạt gần trọng lượng tiêu chuẩn. Trên cơ sở tính toán cụ thể nhiệt lượng cần thiết hàng ngày thì mỗi kg trọng lượng cơ thể nên tăng thêm 20,9 KJ. Có thể nói đối với người bệnh gây yếu thì việc khống chế và bố trí cơ cấu bữa ăn hợp lý lại càng quan trọng hơn.
Người cao tuổi nên có một chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao, đi bộ mỗi ngày để sống khỏe
Khống chế ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi như thế nào?
Đa phần bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thuộc dạng không phụ thuộc vào insuline, nghĩa là bệnh tình tương đối nhẹ, do đó đối với phần đông bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, chỉ cần khống chế tốt ăn uống là có thể hạ được hàm lượng đường trong máu xuống mức lý tưởng. Nói cách khác khống chế ăn uống với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi trở nên đặc biệt quan trọng. Vậy thì nguyên tắc khống chế ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi là gì? Đó là duy trì cân nặng cơ thể ở mức bình thường, phòng tránh béo phì, bảo đảm tổng nhiệt lượng hấp thu hàng ngày trong phạm vi hợp lý, hạn chế tượng hấp thụ hợp chất carbohydrate, chú ý ăn nhiều chất xơ sợi, ví dụ rau xanh, quả cây. Với người bệnh béo phì và có hàm lượng mỡ trong máu cao, thì phải hạn chế ăn mỡ, đối với người bệnh cholesterol trong máu cao thì phải hạn chế loại thức ăn chứa nhiều cholesterol. Tóm lại, mục đích khống chế ăn uống là không để béo phì.