Theo số liệu được thống kế, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 4.8 triệu người mắc bệnh tiểu đường, phức tạp hơn là bệnh có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi. Việc kiểm tra chỉ số đường huyết vô cùng quan trọng trong việc phòng chống bệnh. Vậy đường huyết lúc đói bao nhiêu là bình thường? Trong phạm vi bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Chỉ số đường huyết đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết là gì?
Đường huyết chỉ lượng đường có trong máu. Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cực kì cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ.
Nồng độ đường trong máu liên tục thay đổi nhưng nếu nó thay đổi quá cao so với bình thường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết được chia thành 4 loại:
- Đường huyết ngẫu nhiên
- Đường huyết lúc đói
- Đường huyết sau ăn
- HbA1C
Chỉ số đường huyết có nghĩa là chỉ số đường trong máu tại thời điểm khảo sát. Từ đó xác định người đó bình thường hay bị bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết lúc đói
Là chỉ số đường trong máu xác định được khi đói – 8 tiếng không ăn uống bất cứ thứ gì chứa tinh bột. Vậy chỉ số bao nhiêu là bình thường?
Bệnh nhân cần phải nhịn ăn uống đồ ngọt (có thể uống nước lọc), không cung cấp tinh bột vào cơ thể ít nhất 8 tiếng (thậm chí đến 14 tiếng). Bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu để đo lường chỉ số đường huyết.
Bác sĩ tư vấn chỉ số đường huyết lúc đói
Lúc đói, mức đường huyết trong máu ở trên 70 mg/dL và dưới 100 mg/dL cho thấy bạn bình thường, không có dấu hiệu mắc các bệnh đường huyết.
Nếu chỉ số dưới 70 mg/dL, bạn có một số biểu hiện bị hạ đường huyết như: bụng cảm thấy đói cồn cào, bủn rủn chân tay, choáng váng, mồ hôi đổ nhiều… Đừng lo lắng, lúc này bạn chỉ cần bổ sung đường cho cơ thể bằng cách ngậm kẹo ngọt, uống nước đường, nước hoa quả.
Nếu trên 100 mg/dL, bạn đã có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường, hãy đến gặp chuyên gia để chữa trị ngay nha bởi có một vài nguyên nhân khác cũng gây ra tăng đường huyết lúc đói, gồm có cường giáp, viêm tuyến tụy, ung thư tuyến tụy và những bệnh ung thư khác.
Chỉ số đường huyết “an toàn” đối với người mắc bệnh tiểu đường
Các chỉ số đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường bao nhiêu là tốt tùy thuộc cơ địa của mỗi người, và thời gian đã mắc bệnh, tình trạng bệnh, những bệnh bị kèm theo hay biến chứng
Theo tài liệu từ bộ y tế khuyến cáo, thì chỉ số đường huyết lúc đói trong mức an toàn là:
Đối với người trưởng thành bị bệnh tiểu đường, không có thai đường huyết sẽ ở mức: 80 – 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L).
Đối với người già, mạnh khỏe, tiên lượng sống tốt: 90 – 130 mg/dL (5.0 – 7.2 mmol/L); sức khỏe trung bình 90 – 150 mg/dL (5.0 – 8.3 mmol/L); sức khỏe rất yếu 100 – 180 mg/dL (5.5 – 10.0 mmol/L).
Nguyên nhân bệnh tiểu đường có xu hướng tăng nhanh ở người trẻ.
Xã hội ngày càng phát triển, lối sống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường và đặc biệt do thói quen ăn uống thay đổi là nguyên nhân làm cho bệnh tiểu đường có xu hướng tăng nhanh ở người trẻ.
Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường
-
Chế độ ăn uống khoa học: ăn uống đúng giờ đúng bữa, tránh ăn đồ ăn nhanh. Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ và vitamin như rau, hoa củ quả. Giảm khẩu phần bữa tối, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ăn uống thiếu điều độ, bỏ bữa vì chơi game, xem tivi.
-
Tăng cường vận động, kiểm soát cân nặng
-
Khám sức khỏe định kỳ
Trên đây tôi đã cung cấp cho các bạn một số vấn đề về chỉ số đường huyết, đặc biệt là chỉ số đường huyết lúc đói cực kỳ quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Mong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề: