Biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh tiểu đường tương đối phổ biến đặc biệt xuất hiện nhiều ở các bệnh nhân kiểm soát đường máu không tốt. Rất ít trường hợp bệnh nhân tử vong đây lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn dến việc phải cắt cụt chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Do vậy, người bệnh cần chú ý cẩn thận với biến chứng này.
Cơ chế dẫn đến biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh tiểu đường
Lượng đường huyết tăng giảm trong bệnh tiểu đường là yếu tố chỉnh đẩy quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ và sinh ra các gốc tự do. Những gốc tự do này hủy hoại mạch máu và làm tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến sự thoái hóa của các dây thần. Nghiêm trọng là, những thoái hóa này vĩnh viễn và không có khả năng hồi phục khi số lượng sợi trục tổn thương là trên 50%.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường
– Kiểm soát đường huyết không tốt
– Thời gian mắc bệnh dài
– Tuổi cao
– Có các bệnh nền như tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu…
– Hút thuốc lá
– Đã có biến chứng thận
– Chế độ dinh dưỡng thấp.
Triệu chứng cho biết biến chứng thần kinh ngoại biênở bệnh nhân tiểu đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên ảnh hưởng nhiều đến các dây thần kinh ở chân nên các biểu hiện chính như sau:
Triệu chứng ở giai đoạn sớm:
Hai chân (chủ yếu bàn chân) giảm cảm giác, cũng có thể lan lên cẳng chân nhưng ít khi vượt qua đầu gối.
Hai chân và ngón chân tê bì, cảm giác như kiến bò.
Triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn muộn:
Hai bàn chân (nhất là gan bàn chân) có cảm giác đau, nóng rát. Đau hơn về đêm và cơn đau suất hiện theo đợt hoặc kéo dài.
Tay hoặc chân có triệu chứng mất cảm giác, khiến người bệnh không nhận biết được các dấu hiệu cảnh bảo như dẫm phải vật sắc nhọn, nóng khi tiếp xúc nhiệt độ cao…
Biến dạng các khớp xương cổ và bàn chân là các biến chứng nặng hơn.
Hậu quả của biến chứng thần kinh ngoại biên gây ra
Co cơ, cứng khớp:
Xuất hiện ở tay: Người bệnh tiểu đường lâu năm thêm việc có sẵn biến chứng mạch máu nhỏ, biến chứng thần kinh sẽ gây ra tổn thương mô liên kết dưới da và trở thành sẹo xơ. Các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên khiến bàn tay và các ngón bị co rút khó cử động, cong quặp lại như bàn chân chim. Bệnh khó phát hiện do tiến triển âm thầm nên có thể không gây đau lúc đầu cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt.
Xuất hiện ở vai: Khoảng 20% bệnh nhân tiểu đường gặp phải hội chứng khớp vai đông cứng hay co rút khớp vai. Khi gặp hội chứng này, sẽ hạn chế gần hâu hết các hoạt động vai, nhất là các động tác xoay vai.
Biến chứng bàn chân:
Những tổn thương do biến chứng thần kinh ngoại biên gây ra việc mất cảm giác chân. Dù chỉ là vết xước nhưng do không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến bị nhiễm trùng, hoại tử và có thể phải cắt cụt chi.
Cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng bàn chân là phát hiện sớm và điều trị tốt, điều này giúp phòng ngừa tới 85% các trường hợp cắt cụt chân và tay. Ngay khi phát hiện bất cứ tổn thương bất thường nào, người bệnh tiểu đường cần thông báo với bác sĩ để được điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề: