- Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là một loại bệnh mãn tính toàn thân, do tế bào B tuyến tụy không tiết ra insuline một cách bình thường được gây ra tình trạng tuyệt đối thiếu hoặc tương đổi thiếu insuline, đưa đến hiện tượng rối loạn trao đổi chất carbohydrate chủ yếu là rối loạn trao đổi ba chất dinh dưỡng gồm đường, mỡ và protein làm tăng hàm lượng đường trong nước tiểu và hạ mức ngưỡng đường. Các triệu chứng lâm sàng điển hình là uống nước nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, giảm cân, kèm theo cảm giác người mệt mỏi rã rời.
Trong Đông y hàng ngàn năm nay vẫn gọi tiểu đường là “bệnh tiêu khát”, ba triệu chứng nhiều (gồm uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều) gọi là tam tiêu, trong đó chia ra uống nhiều gọi là thượng tiêu, ăn nhiều gọi là trung tiêu, đái nhiều gọi là hạ tiêu. Quá trình bệnh tiểu đường tương đối dài, và thường mắc thêm các bệnh biến chúng mãn tính ở tim, não, mắt, thận và da qua các triệu chứng cơ bản trên toàn thân về thần kinh, mao mạch, mạch máu lớn. Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, đe dọa rất lớn đến sức khỏe con người.
- Bệnh tiểu đường phát sinh như thế nào?
Trong đại đa số trường hợp quá trình phát bệnh tiểu đường khá chậm chạp, nhất là ở người bệnh lớn tuổi. Trong vòng vài ba tháng hoặc 1 - 2 năm, người bệnh có cảm giác khát nước, uống nhiều, ăn nhiều, đái nhiều và thân thể gầy mòn, giảm cân, tuy nhiên tự mình cảm giác không hoàn toàn rõ ràng, trong giai đoạn đầu, do đó rất khó xác định rõ là bắt đầu mắc bệnh từ khi nào? Vì thế cũng thật khó khăn trong việc tính toán quá trình trị bệnh, ở một số người bệnh, khi thấy xuất hiện những triệu chứng kèm theo, ví dụ, thị lực suy giảm mắt nhìn không rõ, tay chân nhức mỏi, anbumin nước tiểu, phù thũng, viêm nha chu, tim mạch vành, huyết áp cao, tắc
mạch máu não... đi khám hóa nghiệm thì mới phát hiện thấy hàm lượng đường trong máu, trong nước tiểu tăng cao, khi đó mới xác nhận là mắc bệnh tiểu đường, một số bệnh không hề đái tháo đường cũng không hề có , chứng bệnh kèm theo, nhưng đi kiểm tra sức khỏe hoặc mắc bệnh khác đi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh tiểu đường.
Nói chung, khi nhận thấy một số biến chứng mang tính chất thần kinh như ngứa ngáy bên ngoài bộ phận sinh dục, mỏi tay chân đi khám thì có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Vì thông thường các biểu hiện thần kinh thường xuất hiện sớm trước biểu hiện điển hình “ba nhiều một giảm” của bệnh tiểu đường, tuy nhiên thấy biến chứng ở mắt và thận, ví dụ thị lực giảm sút nhìn không rõ, phù thũng, đái albumin, suy thận mà đi khám chữa thì có nghĩa là thời gian mắc bệnh đã khá lâu, có thể là 2 - 3 năm rồi. Đa phần các bệnh nhân tiểu đường dạng không ổn định và một ít bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi nhất là bệnh nhân già lão, khi bị cảm cúm dẫn đến mắc bệnh tiểu đường thì thường phát bệnh rất nhanh ở dạng cấp tính, bệnh nhân có cảm giác hết sức rõ rệt về: khát nước, uống nước nhiều, đái nhiều, mất nước, kém ăn, nôn nao, nôn ọe, đau đầu, thèm ngủ, bứt rứt khó chịu, hạ huyết áp, thở sâu và nhanh, trong miệng có mùi vị táo thối, dần dần xuất hiện triệu chứng hôn mê, nhiễm độc toan ceton ngay trong lần đầu phát bệnh.
- Các triệu chứng chủ yếu của bệnh tiểu đường
Nói chung khi mới mắc bệnh tiểu đường có thể không thấy biểu hiện gì hoặc biểu hiện không rõ nét nhất là bệnh tiểu đường ở người trưởng thành thuộc dạng không phụ thuộc insuline, giai đoạn khởi đầu triệu chứng ở trạng thái tiềm ẩn, đa phần bệnh nhân có lịch sử béo phì, có bệnh nhân cảm cúm, phát ốt, da dẻ sần mụn, ngứa ngay bên ngoài bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, biểu hiện điển hình của bệnh tiểu đường vẫn là ba nhiểu một giảm", ba nhiều gồm ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, “một giảm” là giảm cân,
- Vì sao bệnh tiểu đường lại xuất hiện triệu chứng “ba nhiều một giảm”
(1) Uống nhiều: Do đi giải nhiều nên cơ thể mất nước nhiều bệnh nhân luôn thấy khát nước, phải uống để bổ sung, đái càng nhiều hiển nhiên uống càng nhiều, đó là quan hệ nhân quả.
(2) Ăn nhiều: Do năng lượng chủ yếu được cung cấp bởi đường gluco thì cơ thể lại không hấp thụ hết được, và nó đã bị thải loại phần lớn qua đường nước tiểu, nghĩa là cơ thể bị mất đường, làm cho người bệnh rơi vào trạng thái đói khát, ăn quá mức bình thường, nói chung đường mất qua nước tiểu càng nhiều thì phải ăn nhiều hơn, ăn nhiều thì hàm lượng đường trong máu càng cao, hàm lượng đường trong nước tiểu cũng càng cao. Biểu hện ăn nhiều lại càng rất rõ rệt, đó là một vòng tuần hoàn đáng sợ. Trong trường hợp đó, cần phải khống chế ăn uống một cách hợp lý. Khi bệnh tiểu đường có biểu hiện ceton, cho dù hàm lượng đường trong máu và trong nước tiểu đều cao, nhưng vì xảy ra nhiễm độc acid ketonie, thì người bệnh có biểu hiện giảm ăn, giảm uống, buồn nôn, vì thế cần học cách nhận biết tình huống đặc biệt, nâng cao cảnh giác, đề phòng xảy ra trường hợp hôn mê do nhiễm độc acid ketonic.
(3) Đi tiểu nhiều: Bệnh nhân tiểu đường đi giải nhiều hơn hẳn người bình thường, đó cũng là biểu hiện chung của tuyệt đại đa số bệnh nhân tiểu đường, lượng nước tiểu thải ra trong một ngày đêm có thể lên đến 3000 - 5000 ml, cao nhất có thể đến 10.000ml, thậm chí cao hơn. Số lần đi giải lên đến 20 - 30 lần, nói chung thì khi hàm lượng đường trong máu và trong nước tiểu càng cao thì đi giải càng nhiều, đó là vì đường trong máu, trong nước tiểu quá nhiều cơ thể không thể tận dụng được, nhất là khi tiểu cầu thận lọc ra lại không được ống thận hấp thụ lại, hình thành hiện tượng lợi tiểu mang tính chất rò thấm.
(4) Gây mòn: Lý do gầy mòn chủ yếu là do cơ thể không thể hấp thụ đủ đường gluco, gây ra tình trạng lipit, protein bị phân giải quá nhanh, tiêu hao mất khối lượng lớn, cộng thêm tổ chức mất nước, làm cho cơ thể bệnh nhân gây mòn giảm cân.