Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang tăng nhanh, nên ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta đang để tâm điều tra nghiên cứu về vấn đề bệnh tiểu đường có di truyền không, kết quả điều tra nghiên cứu bệnh sử nhiều năm cho thấy, người thân của các bệnh nhân tiểu đường có tỷ lệ phát bệnh tiểu đường cao hơn rất nhiều so với người trong gia tộc không có tiền sử bệnh tiểu đường.
Nói cách khác, nếu bố mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con cái của họ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn con cái của những người không mắc bệnh tiểu đường, trong cặp song sinh từ một trứng, nếu một người mắc bệnh tiểu đường ở tuổi sau 50 thì sau đó vài năm người kia cũng mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ này đạt trên 90%, mà trong đó đa phần thuộc dạng bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insuline, ví dụ trong cặp song sinh, có một người mắc bệnh tiểu đường trước 40 tuổi thì người kia cũng mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ này đạt xấp xỉ 50%, trong đó đa phần thuộc dạng tiểu đường phụ thuộc vào insuline.
Tất cả những dẫn chứng này cho thấy, bệnh tiểu đường có di truyền ở một mức độ nhất định, tuy nói bệnh tiểu đường có khuynh hướng di truyền, nhưng không phải tất cả các bệnh nhân tiểu đường đều thể hiện di truyền rõ rệt, nếu cả bố mẹ đều bị bệnh tiểu đường thì không phải 100% con cái của họ đều mắc bệnh tiểu đường, như vậy là ngoài nhân tố di truyền, còn tồn tại các nhân tố khác nữa, mới gây ra bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, những gen lặn thường di truyền cách một đời hoặc cách mấy đời, sự di truyền ở đây không phải là di truyền bệnh mà di truyền thể chất có thể phát bệnh, tức là di truyền gen đột biến, trong lâm sàng gọi là tính nhạy cảm của bệnh tiểu đường, những người dễ mắc bệnh tiểu đường có khả năng thích ứng với insuline rất kém, do đó dễ mắc tiểu đường.