Chế độ ăn uống là vấn đề mà bất cứ người mắc tiểu đường nào cũng phải cân nhắc kĩ. Đơn cử là cá và hải sản. Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc bệnh tiểu đường ăn cá và hải sản được không? Sau đây là những lí giải để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bệnh tiểu đường ăn cá và hải sản được không?
Lợi ích của cá và hải sản
Cá và các loại hải sản là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người. Trong cá và hải sản chứa nhiều omega-3 - một axit béo bão hòa rất tốt cho hệ tim mạch, tăng cường trí nhớ, độ nhanh nhạy, hỗ trợ cho giảm cân, béo phì. Các hoạt chất DHA và EPA có công dụng giúp hàm lượng triglycerid giảm đến 26%, hàm lượng vitamin D làm tăng khả năng hấp thụ canxi tạo hệ xương chắc khỏe, kali giúp tăng cường oxy lên não….
Tuy đây là nhóm thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng việc nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây phản tác dụng và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: gout, viêm khớp, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng, nhiễm độc thủy ngân, nhiễm giun, sán (đối với các loại cá hoặc hải sản dùng ăn sống, làm gỏi),…
Bệnh tiểu đường ăn cá và hải sản được không?
Tin vui cho các bệnh nhân tiểu đường là hoàn toàn có thể được ăn hải sản do chúng chứa nhiều protein chính vì thế không ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong máu.
Những loại hải sản mà người đái tháo đường có thể ăn được gồm có: cá, cá béo, thủy hải sản như tôm và cua, ghẹ mực, cá mực, … kiêng ăn thịt nhiều mỡ và chỉ nên ăn dầu thực vật thay thế để tẩm bổ sức khỏe.
Một số nghiên cứu đã được công bố ở 1 vài trường đại học Tây Ban Nha cho biết cá chứa khá nhiều những loại axit béo không no omega-3. Axit này sẽ giúp cải thiện khả năng kháng insulin bên trong cơ thể của con người.
Bên cạnh đó, một vài công trình nghiên cứu gần đây của Nhật cũng cho biết, 25% người phòng tránh được bệnh đái tháo đường nhờ việc ăn cá.
Nếu xét về mặt dinh dưỡng thì khó có thể nói thit hay cá tốt hơn, nhưng đối với người bệnh tiểu đường ăn cá sẽ có lợi hơn ăn thịt, vì cá có lượng chất đạm dễ hấp thu và hàm lượng cao cùng các acid amin cân đối nên rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, trong cá biển rất giàu omega 3 rất phù hợp cho người có chỉ số đường huyết cao vì omega 3 giúp tình trạng kháng insulin giảm đi đáng kể, hạn chế các biến chứng tim mạch, giúp hạ huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch.
Người bệnh tiểu đường tốt nhất nên chọn các loại cá biển, sống ở vùng nước lạnh sâu vì cá biển sạch, không chứa chất kháng sinh hay tăng trọng như cá nuôi.
Người bệnh tiểu đường ăn cá và hải sản như thế nào?
Với giá trị dinh dưỡng mà các loại cá và hải sản mang lại thì người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung trong thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng tiêu cực thì bệnh nhân nên tuân theo chế độ dinh dưỡng đã được xây dựng và phác đồ điều trị của bác sĩ để không vượt quá mức độ quy định về lượng thực phẩm cho phép. Ngoài ra tùy vào thể trạng mà việc xây dựng thực đơn phải mềm dẻo và linh động.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với người bệnh tiểu đường nên bổ sung cá vào thực đơn 3 lần/1 tuần và có thể đa dạng các loại cá, chẳng hạn như: cá hồi, cá ngừ, cá rô phi, cá mòi, cá thu, cá basa,…
Với các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực,…thì nên dùng với số lượng hạn chế nhằm kiểm soát cholesterol, tránh việc gây nhiều biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, việc chế biến món ăn rất cần phải lưu ý vì có thể đây là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến món ăn và những hiểu lầm về việc sử dụng hải sản. Bệnh nhân tiểu đường hạn chế dùng nhiều dầu, mỡ, phô mai để chiên, xào hay nướng.
Người bệnh tiểu đường ăn cá và hải sản nào thì tốt cho sức khỏe?
TÔM
Người bệnh tiểu đường được ăn tôm do chúng chứa rất nhiều protein và người bệnh không cần phải lo lắng sợ ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu của mình
Tôm là loài có giá trị dinh dưỡng rất cao, sống trong vùng nước mặn. Chúng chứa nhiều axit amin, chất béo, natri, canxi... tốt cho cơ thể.. Ngoài ra trong tôm còn có chứa nhiều protein. Lượng protein tốt từ tôm sẽ giúp cho sức khỏe người bệnh tiểu đường khỏe mạnh hơn, kìm hãm sự phát triển của bệnh và không gây tăng lượng đường trong máu.
Nhưng người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về lượng tôm được phép ăn trong thực đơn hằng ngày của bệnh nhân tiểu đường.
CUA
Người bệnh tiểu đường có ăn được cua không tùy thuộc vào cách chế biến lành mạnh và khoa học, không phải vì bản thân các loại hải sản này có hại, mà là vì do chúng ta vẫn hay chế biến chúng dưới dạng chiên, xào dầu mỡ, sốt bơ,..thậm chí dùng rất nhiều đường. Nên vì thế những cách chế biến thông thường này sẽ chứa hàm lượng cholesterol rất cao, và đó chính là nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng cao
CÁ HỒI
Cá hồi là loại cá dành cho người bệnh tiểu đường với nguồn cung cấp protein tuyệt vời, axit béo, omega 3 rất cần thiết cho độ nhạy cảm insulin.
Protein trong cá hồi rất dễ hấp thu nên tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của người bệnh tiểu đường. Omega 3 trong cá hồi giúp giảm nguy cơ đột quỵ và nguy cơ bị bệnh tim.Trong cá hồi còn chứa nhiều vitamin thiết yếu như A, D, Photpho, Magie, Kẽm, iot,… và canxi
CÁ NGỪ
Cá ngừ chứa ít chất béo và calo, phong phú protein và các chất dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Thịt cá ngừ còn giúp tăng cường chức năng gan và ngăn ngừa bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Bệnh nhân tiểu đường nên chế biến các món ăn từ cá ngừ thường xuyên để tăng cường sức khỏe tốt hơn.
CÁ THU
Cá thu là loài cá biển thơm ngon và dinh dưỡng với nguồn đạm và chất béo dồi dào. Cũng như các loại cá trên, cá thu chứa lượng omega 3, omega 6 cao và các loại vitamin A, B6, C, D, E và K… cùng các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng ở người bệnh tiểu đường.
CÁ RÔ PHI
Cá rô phi là một loại cá ít chất béo, protein cao, khá dễ dàng tìm mua ở dạng tươi hoặc phi lê, và rất dễ chế biến. Áp chảo cá rô phi là một gợi ý, vì phi lê cá rô phi thường mỏng nên dễ dàng chế biến theo cách này.
Tuy nhiên, cần lưu ý không để phần thịt quá chín vì sẽ dễ bị nát. Để đảm bảo cho sức khỏe, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng chảo chống dính tốt với loại dầu ăn dạng xịt chuyên dụng và một chút rượu vang trắng hoặc nước dùng tùy ý. Có thể dùng phi lê cá rô phi kèm với rau luộc hoặc xào và gạo lứt để góp phần bồi bổ sức khỏe. Một món salad xoài hoặc đậu đen và ngô cùng với cá rô phi cũng là gợi ý được nhiều người ưa thích.
CÁC LOẠI CÁ BÉO
Cá béo là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều protein, khoáng chất và chất béo lành mạnh. Đặc biệt trong cá chứa nhiều axit béo omega-3 cần thiết cho cơ thể. Giúp cơ thể giảm khả năng mắc các bệnh như tim mạch, đột quỵ, tăng cường sức đề kháng, giúp sáng mắt, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể…Đối với người bệnh tiểu đường cá giúp cung cấp dưỡng chất, protein cần thiết cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy no và tăng tỷ lệ trao đổi chất. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ăn.
Người bệnh tiểu đường ăn cá và hải sản cần lưu ý gì?
Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn hải sản tuy nhiên không phải loại hải sản nào người bệnh cũng ăn được. Theo báo cáo của trường đại học y tế công cộng Indiana thì nếu cơ thể dung nạp quá nhiều hàm lượng thủy ngân chứa trong hải sản sẽ tăng 65% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu thực hiện trên tập 3900 người gồm cả nam lẫn nữ ở độ tuổi 20-32 vào năm 1987-2005.
Chính vì vậy bạn nên lưu ý điều này khi ăn hải sản. Với những đối tượng bị tiểu đường thì bạn chỉ dùng thịt cá trắng và tuyệt đối không được ăn thịt cá đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn cá kiếm và cá mập vì những loại cá này có hàm lượng thủy ngân cao. Ngược lại các loại hải sản như tôm, cá hồi và cá da trơn là loại hải sản có mức độ thủy ngân thấp.
Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc. Bởi hải sản cũng chứa nhiều thủy ngân, ăn quá nhiều thì hàm lượng thủy ngân chứa trong hải sản sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2.
Chọn đúng chủng loại hải sản. Những loại hải sản mà người bệnh tiểu đường có thể ăn là: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cua, ghẹ, mực, ốc.
Có thể bạn muốn đọc:
Bệnh tiểu đường ăn khoai lang có tốt không?
Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?
Thực đơn cho người tiểu đường chi tiết nhất