Các nghiên cứu về tác dụng của khổ qua rừng

Time07:26 Date26-09-2018 Hits3,247 Lượt xem

Khổ qua rừng hay còn goi là mướp đắng rừng, chúng mọc hoang dại hoặc được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt ở Trung quốc, Ấn Độ, Đông Phi, Trung và Nam Mỹ và vùng Caribbean, Việt Nam. Mướp đắng thuộc họ bầu bí (Cucubitaceae), chi (genus) mướp đắng, loài momordica charantia. Là một cây nhỏ leo hàng năm với những chiếc lá xẻ thùy dài, hoa màu vàng, và, (Lee,SY., và cs; 2009).
Khổ qua rừng có vị đắng hơn, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so vơi khổ qua đã được lai tạo và trồng phổ biến hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng các chất được liệu có trong khổ qua rừng cao hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam thì cả mướp đắng thông thường và khổ qua rừng đều được sử dụng như là món rau ăn hàng ngày đặc biệt là quả của chúng. Chỉ một số ít người xem khổ qua rừng là một dược liệu thiên nhiên có tác dụng rất lớn cho sức khỏe.
So với mướp đắng nhà thì mướp đắng rừng rất giàu khoáng chất bao gồm kali, canxi, kẽm, magiê, phốt pho và sắt, một lượng cao vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B1, B2 và B3, cũng như vitamin B9 và là một nguồn chất xơ (dưa đắng "chuyên khảo", 2008). Giá trị chữa bệnh của mướp đắng rừng đã được xem là nhờ tính chống oxy hóa cao và một phần do phenol, flavonoid, isoflavones, tecpen, anthroquinones, và glucosinolates, tất cả các chất đó tạo nên vị đắng đặc trưng cho mướp đắng (Snee,LS., va cs, 2010; Bakare, RI., và cs, 2010 )
Có nhiều hợp chất có dược tính tìm thấy trong khổ qua như: Alkaloid, charantin, charine, cryptoxanthin, cucurbitins, cucurbitacins, cucurbitanes, cycloartenols, diosgenin, axit elaeostearic, axit lauric, axit linoleicid acid linolenic, momordenol, momordicilin, momordicins, momordicinin,momordicosides,momordin, multiflorenol, acid myristic, nerolidol, acid oleanolic, axit oleic, axit oxalic, pentadecans, peptide, axit petroselinic, polypeptide, protein ribosome khử hoạt tính protein, acid rosmarinic, rubixanthin, spinasterol, glycosides steroid, stigmasta-diol, stigmasterol, taraxerol, trehalose, chất ức chế trypsin, uracil, vacine, v-insulin, verbascoside, vicine, zeatin, riboside zeatin, zeaxanthin, và zeinoxanthin. Trong đó những hoạt chất làm giảm lượng đường trong máu bao gồm hỗn hợp các saponin steroid được biết đến như charantins, peptide insulin, và ancaloit.
Tuy nhiên cần cân nhắc khi sử dụng mướp đắng đối với các trường hợp sẩy thai, điều trị kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, vô sinh nữ. Vì có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh (Mahomoodally,M .,và cs, 2010; Cunnick, J., và cs, 1993 )
Tùy thuộc vào mục đích điều trị (ví dụ, huyết áp cao, tiểu đường, tiêu chảy, sốt, nhiễm nấm da, đường tiêu hóa đau bụng, bệnh vẩy nến, tăng lipid máu, bệnh trĩ, bệnh tăng nhãn áp để người ta chọn các bộ phận của mướp đắng làm dược liệu như lá, hoa quả, toàn bộ cây, nước trái cây sấy khô hoặc tươi , (Tori Hudson, 2010)
Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng mướp đắng để làm giảm hàm lượng đường trong máu trên động vật và một số ở người. Theo đó biểu hiện lượng đường máu giảm được ghi nhận sau khi uống 30 phút, đạt cực đại sau 4 giờ và kéo dài 12h. Một thí nghiệm tiêm dịch chiết mướp đắng trên các bệnh nhân đái đường Type 1 (injections of bitter melon extract). Kết quả cho thấy sau tiêm 30-60 phút hàm lượng đường glucose trong máu giảm 21,5%, 4-12 giờ giảm 28% so với hàm lượng đường cơ sở trong máu (Baldwa, V, 1977)
Một thử nghiệm ở những người đái đường type 2 trong 3 tuần với hai chế độ điều trị như sau: Trường hợp 1: Dùng 100g mướp đắng thái nhỏ, đung sôi trong 200 ml nước và lấy cạn đến 100ml. Mỗi ngày uống một lần. Trường hợp 2: 5g bột trái cây sấy khô uống 3 lần/ngày. Sau 21 ngày kết quả cho thấy trường hợp dùng bột trái, hàm lượng đường giảm 25%, còn nhóm uống dịch chiết hàm lượng đường giam đến 54% và nồng độ HbA1c ( phức hợp hemoglubin với đường glucose hay glycosylated hemoglobin) giảm từ 8,37 xuống đến 6,95. Đây là những kết quả đầy hứa hMudaruẹn đối với những bệnh nhân đái đường. (Srivastava,Y ., và cs, 1993)
Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy dịch chiết khổ qua gây ức chế sự xâm nhập tế bào của virus HIV, giảm sự lây nhiễm của tế bào lympho T với virus này. Đồng thời dịch chiết mướp đắng cũng gây ức chế sự phát triển của một số chủng loại virus khác, (Wang, Y., và cs, 1999; Baby Joseph D Jini , 2004)
Mướp đắng có chứa một loạt hóa chất hoạt tính sinh học bao gồm triterpenes, protein, và steroid. Trong đó một số hoạt chất đã được kiễm chứng lâm sàng có khả năng ức chế các men guanylate cyclase mà được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến và cũng cần thiết cho sự phát triển của bệnh bạch cầu và ung thư tế bào. Ngoài ra, một loại protein được tìm thấy trong mướp đắng, cũng đã được kiễm chứng lâm sàng có hoạt tính chống u lympho Hodgkin ở động vật.
Các protein khác trong khổ qua như alpha và beta-momorcharin và cucurbitacin B được thử nghiệm và đều cho thấy có khả năng chống khối u . Các protein của mướp đắng đã được chiết xuất và đặt tên là "MAP-30”, sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế. MAP-30 có thể ức chế sự phát triển khối u tuyến tiền liệt. Hai trong số các protein alpha-và beta-momorcharin có khả năng ức chế virus HIV. Nghiên cứu trong ống nghiệm với tế bào nhiễm HIV được điều trị bằng alpha và beta-momorcharin cho thấy kháng nguyên của virus bị bất hoạt hoàn toàn, trong khi các tế bào khỏe mạnh không bị ảnh hưởng từ đó các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận là sản phẩm MAP-30 hữu ích cho việc điều trị khối u và nhiễm HIV.... (Fan, J., và cs, 2009; Jiratchariyakul, W., và cs, 2001)